Việc tập thể dục thể thao quá sức và không đúng cách cũng có thể khiến chúng ta gặp nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Đau nhức sau mỗi buổi tập
Cơn đau là cách cơ thể báo hiệu sự tổn thương nào đó. Chuyện đau mỏi cơ bắp sau mỗi buổi tập thể dục không phải chuyện hiếm gặp, nhưng điều đó chỉ bình thường nếu cơn đau ở mức độ nhẹ ở một bộ phận nào đó của cơ thể và bạn vẫn có thể hoàn thành buổi tập của mình.
Chẳng hạn như nhiều người sẽ bị đau nhức hai bắp chân sau khi tập chạy, đau vai khi nâng tạ, đau phần hông khi lắc vòng... nhưng các cơn đau này chỉ kéo dài một vài buổi sau đó sẽ hết hẳn.
Trong trường hợp cơn đau dữ dội, giống như dao đâm, bị sưng tấy, bầm tím hoặc gây nên bất kỳ loại vết thương hở nào, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế và thay đổi phương pháp tập luyện.
Cảm thấy chóng mặt, hụt hơi, nôn nao sau mỗi buổi tập
Tập thể dục với cường độ cao tất nhiên sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, đôi khi chóng mặt. Tương tự như cảm giác choáng váng khi chúng ta đột nhiên đứng lên quá nhanh, cơn chóng mặt sau buổi tập cũng xuất phát từ việc cơ thể điều chỉnh lại sự thay đổi áp suất gây ra bởi các động tác chuyển động đột ngột (như ngồi xổm, squat hoặc nâng tạ). Tuy nhiên, cảm giác này sẽ hết sau một khoảng thời gian ngắn nghỉ ngơi.
Trường hợp nếu cảm thấy cơ thể như thể suy nhược hơn, chóng mặt, buồn nôn kéo dài nhiều ngày thì đó không phải dấu hiệu tốt. Điều này có thể do tập luyện quá sức, không phù hợp thể trạng hoặc do thói quen ăn uống không phù hợp.
Ốm vặt nhiều hơn dù tập luyện chăm chỉ
Theo lý thuyết thì tập thể dục đều đặn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta theo thời gian. Tuy nhiên, nếu tập luyện quá nhiều với cường độ cao, các bài tập nặng sẽ phản tác dụng và khiến ta bị ốm.
Nếu người khác tập luyện khỏe hơn, vóc dáng đẹp hơn còn bạn thì liên tục bị ốm thì cần đánh giá lại chế độ tập thể dục của mình và đảm bảo rằng bạn đang lên kế hoạch cho số ngày nghỉ ngơi và cung cấp năng lượng hợp lý cho cơ thể trước và sau khi tập luyện.
Mất ngủ thường xuyên hơn
Tập thể dục được cho là có lợi cho chất lượng giấc ngủ, nhưng nếu tập luyện đều đặn mà vẫn trằn trọc mất ngủ thường xuyên, điều đó có nghĩa là bạn đang tập luyện quá sức.
Mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động không bình thường và có liên quan trực tiếp đến việc cơ thể hoạt động thể chất quá nhiều, đặc biệt là khi bạn thường tập các bài tập chạy nước rút, nâng tạ. Lý do là hệ thống thần kinh giao cảm có liên hệ chặt chẽ với phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" của não bộ, nên những bài tập kiểu này có thể dễ dàng gây ra chứng mất ngủ hoặc bồn chồn.
Cách giải quyết tình trạng này là chỉ nên tập các bài tập này vào buổi sáng sớm, giảm tần suất và cường độ tập luyện hoặc thiền thường xuyên, yoga nhẹ nhàng và xoa bóp toàn thân.
Trầm cảm, cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc
Trầm cảm, cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc có thể là tác dụng phụ không mong muốn của việc tập thể dục quá nhiều.
Khi đổ nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ giải phóng endorphin, loại hormone tạo cảm giác dễ chịu khiến chúng ta cảm thấy thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Nhưng tập thể dục quá nhiều, đặc biệt là những vận động có cường độ trung bình nhẹ mà cơ thể có thể duy trì được trong một thời gian dài liên tục (vận động hiếu khí) có thể dẫn đến mức độ lo lắng hoặc trầm cảm tăng vọt.
Trong vận động này, cơ thể sử dụng khí oxy để đốt mỡ (chất béo) và chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ bắp chuyển động. Những người tập luyện quá sức sẽ có nồng độ cortisol quá mức trong cơ thể, gây rối loạn tâm trạng và rối loạn chức năng tuyến thượng thận.
Một nghiên cứu mới của Đại học Edith Cowan (ECU) tại Australia cho thấy việc tập luyện thể dục sẽ mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh cho người ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.
Xem thêm: mth.36414623240103202-y-uhc-nac-cud-eht-pat-ihk-uas-gnouht-tab-eohk-cus-ueih-uad-gnuhn/nv.ertiout