Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang và Văn phòng kiểm soát Tiền tệ tại Mỹ vừa đưa ra cảnh báo mới nhất về những rủi ro khó kiểm soát của tiền số với hệ thống ngân hàng.
Các nhà quản lý ngân hàng tại Mỹ cho biết, hàng loạt sự kiện trong năm qua bộc lộ các lỗ hổng trong lĩnh vực quản lý tiền số. Sự sụp đổ của sàn FTX đã khiến khách hàng thua lỗ hàng tỷ USD. Điều này, buộc các cơ quan quản lý của Mỹ phải hành động để ngăn chặn các thảm hoạ tiếp theo, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho biết: "Các khuôn khổ pháp lý của chúng tôi cần được thiết kế để hỗ trợ đổi mới có trách nhiệm, đồng thời quản lý rủi ro, đặc biệt là các rủi ro có thể phá vỡ hệ thống tài chính và nền kinh tế".
Quy định về tiền số tại Mỹ vẫn còn chắp vá và các cơ quan quản lý vẫn đang tìm giải pháp hiệu quả để giám sát các nền tảng dịch vụ tiền điện tử do ngân hàng cung cấp. Tháng 9/2022, Mỹ lần đầu tiên công bố "Khuôn khổ toàn diện để phát triển tài sản kỹ thuật số có trách nhiệm", trong đó đưa ra nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro từ đầu tư tiền số.
"Khi các ngân hàng và các công ty tài chính truyền thống khác tham gia sâu hơn vào thị trường tiền số, các khung pháp lý sẽ cần phản ánh cụ thể hơn về những rủi ro của thị trường này", bà Janet Yellen nhấn mạnh.
Một số ngân hàng Mỹ đã cho ra mắt nền tảng tài sản kỹ thuật số, cho phép một số khách hàng nắm giữ và chuyển tiền số như Bitcoin và Ethereum.
Các quy định hiện nay tại Mỹ đều nhấn mạnh đến việc công khai và minh bạch của dịch vụ tiền số. Đồng thời, khuyến cáo các cơ quan quản lý tích cực điều tra, truy tố chống lại các hành vi gian lận, lừa đảo, trộm cắp trên thị trường tiền số.
VTV.vn - Thị trường tiền điện tử toàn cầu đã chứng kiến một năm đầy biến động khi giảm 1.400 tỷ USD trong năm 2022.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.32270744150103202-os-neit-auc-taos-meik-ohk-or-iur-oab-hnac-ym/et-hnik/nv.vtv