Hiện mối lo chủ yếu của thị trường dầu thế giới vẫn xoay quanh khả năng hồi phục của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, các dự báo cho rằng quá trình tái mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc sẽ dần đi vào ổn định và đến giữa năm nay nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ có thể tăng đáng kể nhu cầu dầu.
Tương tự chỉ số hoạt động sản xuất trên toàn cầu cũng đang trong đà sụt giảm nhưng được cho sẽ qua cơn khó khăn sau quý I năm nay.
OPEC+ sẽ nhóm họp vào đầu tháng 2 và có khả năng sẽ cắt giảm sản lượng. Cuộc họp hồi tháng 12, OPEC+ đã quyết định tạm hoãn không thay đổi về sản lượng trong một tinh thần được nhấn mạnh là để nghe ngóng thêm tình hình kinh tế Trung Quốc và tác động các lệnh cấm vận Nga.
Hiện nay giá dầu đã giảm rõ ràng. OPEC+ vẫn cho thấy họ muốn giá dầu phải xoay quanh mốc 100 USD/thùng. Tuy nhiên, sản lượng thực tế của OPEC+ suốt nhiều tháng qua vẫn thấp hơn mức sản lượng mục tiêu, ngay cả khi đã thỏa thuận cắt giảm.
Nếu OPEC+ tiếp tục cắt giảm mức sản mục tiêu tác động cũng sẽ không thực sự rõ ràng. Như tháng 12, dù vẫn đang trong thỏa thuận cắt giảm 2 triệu thùng/ngày, sản lượng thực tế của OPEC+ thậm chí còn tăng do Nigeria hồi phục sản xuất.
Giá dầu thời gian tới sẽ chủ yếu phụ thuộc vào khả năng hồi phục của các hoạt động kinh tế thế giới. Nếu sự hồi phục là như dự đoán, giá dầu Brent sẽ có thể đạt mức 110 USD/thùng vào giữa năm 2023.
VTV.vn - Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm liên quan cho những quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.95113019060103202-3202-man-auig-oav-gnuht-dsu-011-tad-eht-oc-uad-aig/et-hnik/nv.vtv