vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tịch nước: 'Việt Nam cần chọn mục tiêu tăng trưởng cao'

2023-01-06 13:36

Sáng 6/1, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo dự thảo Quy hoạch, Chính phủ đưa ra hai kịch bản tăng trưởng, phát triển.

Kịch bản thấp, với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,3% cho cả giai đoạn 2021 - 2030 và đạt 6,49% mỗi năm vào 2031 - 2050. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến 2030 khoảng 7.500 USD.

Kịch bản cao, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 7,05% một năm giai đoạn 2021 - 2030 và đạt 7,16% một năm trong giai đoạn 2031 - 2050. Thu nhập bình quân đầu người đến 2050 đạt 27.000-32.000 USD.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi góp ý tại tổ TP HCM, cho rằng "cần phải chọn kịch bản tăng trưởng cao" trong hai kịch bản Chính phủ đưa ra trong dự thảo Quy hoạch.

"Chỉ có tăng trưởng nhanh mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế, đạt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao. Từ đó, thế và lực của Việt Nam sẽ được củng cố trong bối cảnh hội nhập quốc tế", Chủ tịch nước nói.

Với thời gian quy hoạch dài, tầm nhìn gần 30 năm trong giai đoạn thế giới biến động, Chủ tịch nước lưu ý, tính dự báo, đánh giá, cập nhật tình hình... có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả quy hoạch.

Trong các yếu tố quyết định thành công của việc thực hiện quy hoạch, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc góp ý về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia, ngày 6/1. Ảnh: Hoàng Phong

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc góp ý về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia, ngày 6/1. Ảnh: Hoàng Phong

Nhìn nhận chung về dự thảo quy hoạch, Chủ tịch nước ví von, "còn mặt này mặt khác, nhưng coi như xương sống, xương sườn đã có".

Sau khi được Quốc hội phê duyệt, ông đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn cụ thể, để các quy hoạch cấp tỉnh, vùng, ngành... được triển khai.

Góp ý ở tổ Cần Thơ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế, đại biểu tỉnh Cần Thơ bày tỏ băn khoăn về chỉ tiêu tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tới 2030 và 2050.

So với chỉ tiêu của quốc gia thu nhập trung bình do Liên Hợp Quốc quy định, 1.025 - 12.475 USD một người, Việt Nam ở nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, nhưng "ở nhóm thấp trong mức cao".

Tới năm 2050, mục tiêu thu nhập bình quân đầu người là 27.000-32.000 USD, tức thu nhập bình quân người Việt Nam sẽ tăng hơn 4 lần trong 20 năm. Ông Hùng nói "rất băn khoăn về mục tiêu, tính khả thi của tầm nhìn này". Theo ông, vượt qua bẫy trung bình đã khó, chúng ta đặt mục tiêu vượt xa như vậy là thách thức.

"Đặt ra được mục tiêu khả thi mới tính toán được các bước đi, giải pháp tiếp theo; còn nếu mục tiêu không khả thi, các bước đi sẽ gặp khó khăn. Mục tiêu thu nhập bình quân đầu người tới 2050 tối đa 32.000 USD là khá khó khăn", ông Hùng nói.

Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia đưa ra các chỉ tiêu, mục tiêu "khá đồ sộ", nhưng theo các đại biểu, chưa rõ nguồn lực từ đâu để hiện thực hóa.

Ông Nguyễn Thanh Phương, đại biểu tỉnh Cần Thơ nhận xét, Quy hoạch tổng thể quốc gia không nên "quá cứng" và phải chỉ được nguồn lực đầu tư, thực hiện thông qua cơ chế rõ ràng.

Theo ông, Nhà nước khó có đủ nguồn lực thực hiện toàn bộ quy hoạch tổng thể quốc gia, chỉ có thể đáp ứng 20-30% nhu cầu vốn thông qua các dự án đầu tư trọng điểm. Do đó, nguồn lực còn lại cần được huy động từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp, khoảng 70-80%.

"Quy hoạch cần xác định vùng trọng điểm, lôi kéo những vùng, địa phương khác phát triển, để tránh đầu tư dàn trải", ông nêu.

Ở khía cạnh này, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhận xét, đang có sự chồng chéo trong kế hoạch hình thành các vùng kinh tế, vùng động lực tăng trưởng hay hành lang kinh tế... tại dự thảo Quy hoạch.

"Nguồn lực đầu tư vào các vùng này lấy từ đâu, chưa rõ ai là tổng chỉ huy xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo này", ông nói.

Chẳng hạn, dự thảo nêu hướng tới mục tiêu phát triển Hà Nội, TP HCM thành các trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, thế giới...

"Cùng lúc quy hoạch hai đô thị thành hai trung tâm lớn về khoa học, tài chính có đủ nguồn lực đầu tư hay không, lấy từ đâu?", ông đặt vấn đề.

Hiện, nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Anh, các trung tâm lớn về khoa học công nghệ, tài chính không nhất thiết phải là các đô thị lớn, mà là nơi có sự gắn kết với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu... Ông Hùng đề nghị, Chính phủ giải trình, đánh giá rõ hơn để cho thấy các vùng kinh tế khi hình thành không cạnh tranh, mà hỗ trợ nhau phát triển.

Anh Minh - Sơn Hà

Xem thêm: lmth.8786554-oac-gnourt-gnat-ueit-cum-nohc-nac-man-teiv-coun-hcit-uhc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tịch nước: 'Việt Nam cần chọn mục tiêu tăng trưởng cao'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools