vĐồng tin tức tài chính 365

"Mỏ vàng" mới của châu Âu: Sở hữu thứ có thể đẩy giá điện xuống gần bằng 0

2023-01-06 13:40

Những cánh quạt có chiều dài ngang bằng độ cao của tháp đồng hồ Big Ben, trong khi bộ phận trục quay và trụ đỡ có kích thước lớn bằng cả tòa nhà. Diện tích để những turbine gió này hoạt động lớn bằng kích thước của 150 sân bóng. Có thể so sánh chúng giống như những tháp Eiffel sừng sững ở ngoài khơi biển Bắc.

Chào mừng bạn đến với Esbjerg, thành phố cảng 72.000 dân của Đan Mạch hiện là trung tâm của ngành điện gió châu Âu. 2/3 số turbine được đặt ở ngoài khơi, đủ để cung cấp điện năng cho 40 triệu hộ gia đình ở châu Âu. Dự án này còn có những tham vọng lớn hơn thế với dự định đến năm 2026 sẽ tăng gần gấp 3 công suất.

Những công ty cơ khí từng tạo nên sức mạnh cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch giờ đây lại trở thành những nhà cung cấp vật liệu cho ngành điện gió. Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa mua 212 hecta đất nông nghiệp ở ngoại ô Esbjerg để xây dựng trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng tái tạo.

Sâu dưới đáy biển là nơi đặt tuyến cáp truyền tải 30% lưu lượng data quốc tế vào Na Uy. Mới đây thị trưởng Esbjerg đã đi khắp nơi, từ Việt Nam tới Mỹ, để chia sẻ câu chuyện thành công của địa phương.

Với tầm nhìn chiến lược cộng thêm một chút may mắn, nhân rộng mô hình của Esbjergs có thể thổi một luồng sinh khí mới và tạo nên cái gọi là “nền kinh tế biển Bắc”. Điều này sẽ giúp châu Âu đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về biến đổi khí hậu, đồng thời tái cân bằng lại nguồn năng lượng thay vì quá phụ thuộc vào năng lượng từ Nga như trước.

Quan trọng hơn, nó còn có thể đảo ngược cán cân quyền lực chính trị và kinh tế ở châu Âu bằng cách tạo ra 1 nhóm mới thay thế cho 2 cỗ máy lớn nhất ở thời điểm hiện tại và Pháp và Đức.

Tiềm năng to lớn của vùng biển Bắc

Từ trước đến nay biển Bắc vẫn là vùng quan trọng về mặt kinh tế. Bao quanh là 6 quốc gia châu Âu (gồm Bỉ, Anh, Đan Mạch, Đức, Hà Lan và Na Uy), vùng biển này là nơi giao giữa nhiều tuyến vận tải đường biển quan trọng. Những cơn thủy triều mạnh tạo nên vùng khai thác tiềm năng cho các ngư dân.

Trong thế kỷ 20, người ta phát hiện ra nhiều dầu mỏ và khí đốt tại đây. Ở thời kỳ đỉnh cao trong những năm 1990, Anh và Na Uy – 2 nhà sản xuất lớn nhất vùng – khai thác được 6 triệu thùng dầu mỗi ngày, bằng một nửa so với sản lượng của UAE ngày nay.

Với tốc độ gió trung bình 10m/giây, đây là một trong những vùng biển có gió mạnh nhất thế giới. Ngày mà phóng viên The Economist tới Esbjerg, tốc độ gió còn lớn gấp đôi mức trung bình, đủ để khiến giá điện bán buôn giảm xuống gần bằng 0. Địa hình ở vùng biển Bắc cũng rất thích hợp để đặt các thiết bị tạo điện gió.

Ed Northam, lãnh đạo quỹ đầu tư Macquarie Group sở hữu cổ phần trong 40% số trang trại điện gió ngoài khơi đang hoạt động ở Anh, cho biết các turbine đặt ở ngoài khơi có công suất lên tới 60%, so với mức trung bình là 30 – 40%.

Năm 2022, các nước vùng biển Bắc đạt công suất 25 gigawatts từ điện gió, lớn nhất từ trước đến nay. Dự báo trong 3 năm tới con số sẽ đạt gần 30 gigawatts. Tại 1 hội thảo tổ chức ở Esbjerg vào tháng 5 vừa qua, Ủy ban châu Âu và 4 quốc gia quanh biển Bắc đã nhất trí đến năm 2050 sẽ đạt công suất 150 gigawatts, cao gấp 5 lần mức của châu Âu và gấp 3 lần tổng công suất của toàn thế giới ở thời điểm hiện tại.

Tham vọng này hoàn toàn có thể đạt được nếu tính toán theo “định luật Moore” – thay vì áp dụng với công suất của máy tính thì áp dụng với gió. 3 năm trước, trang trại điện gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới - ở Đan Mạch, gồm 11 turbine – có tổng công suất đạt 5 megawatt. Ngày nay chỉ 1 turbine cũng có thể tạo ra 14 megawatt, và 1 trang trại có tới hơn 100 turbine. Không chỉ có vậy, công nghệ ngày nay còn giúp truyền tải điện năng đi xa hơn mà không bị thất thoát quá nhiều.

Kết quả là một số trang trại điện gió đã có công suất vượt 1 gigawatt, tương đương 1 nhà máy điện hạt nhân. Lợi ích kinh tế về quy mô giúp giảm bớt chi phí, khiến điện gió cạnh tranh tốt với các nguồn điện khác. Tháng 7 vừa qua, Chính phủ Anh đã phê duyệt hợp đồng cho 5 dự án, trong đó có Dogger Bank. Dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ mùa hè 2023, trang trại này sẽ đạt công suất kỷ lục 3,6 gigawatt với mức giá chỉ 44 USD/megawatt giờ - chưa bằng 1/6 giá điện bán buôn ở Anh tại thời điểm tháng 12 năm ngoái.

Không chỉ là năng lượng

Tiềm năng của kinh tế biển Bắc không chỉ gói gọn trong lĩnh vực năng lượng. Một số ngành như hóa chất hay sản xuất xi măng rất khó, thậm chí là không thể khử carbon. Tuy nhiên, CO2 mà các ngành này thải ra có thể được gom lại và “chôn” xuống những mỏ khí ở biển Bắc. Đây không phải là lựa chọn hấp dẫn để chống lại biến đổi khí hậu vì chi phí quá cao và bị các nhà môi trường học chỉ trích vì kéo dài tuổi thọ của nhiên liệu hóa thạch. Nhưng giờ đây nhờ có điện gió, chi phí giảm xuống và những lời chỉ trích cũng ít đi.

Dự án có tên Porthos đang chờ chính quyền thành phố Rotterdam phê duyệt sẽ kết nối cảng lớn nhất châu Âu với 1 trạm nén và sau đó dẫn tới 1 mỏ khí rỗng ở ngoài khơi. Khi đi vào hoạt động, cơ sở này sẽ tiếp nhận được khoảng 2,5 triệu tấn khí Co2 mỗi năm trong 15 năm, gần bằng 2% lượng khí thải carbon của Hà Lan.

Các quốc gia biển Bắc là nơi tuyệt vời đặt trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu. Giá điện thấp khiến chi phí number-crunching (phân tích một lượng dữ liệu lớn) giảm mạnh. Thời tiết lạnh đồng nghĩa các trung tâm dữ liệu có thể được làm mát chỉ bằng cách lưu thông không khí thay vì phải lắp đặt những hệ thống làm lạnh đắt tiền. Khu vực này cũng có nguồn nhân lực chất lượng cao, thể chế ổn định và hệ thống pháp luật gọn nhẹ.

Ngày nay, nhờ công nghệ mà thời gian truyền dữ liệu vào và ra khỏi các hệ thống điện toán đám mây không còn là vấn đề lớn, vì thế các trung tâm dữ liệu có thể được đặt ở những vùng xa xôi. Các nước khu vực biển Bắc hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh nhiều nơi ở châu Âu bị hạn chế. Năm 2021, các trung tâm dữ liệu và ngành công nghệ số nói chung ngốn tới 17% tổng lượng điện mà Ireland tiêu thụ. Do đó để ngăn tình trạng thiếu điện và các sự cố, công ty điện lực nhà nước EirGrid đã quyết định ngừng cung cấp cho các trung tâm mới.

Theo số liệu của TeleGeography, kể từ năm 2020 đến nay tổng cộng đã có 13 tuyến cáp mới được lắp đặt ở biển Bắc, so với con số 5 của 10 năm trước đó. Amazon Web Services (aws) và Microsoft Azure, 2 nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất hiện nay, đều đã xây dựng trung tâm máy chủ ở vùng này.

Không chỉ các ông lớn công nghệ, 2 nhà sản xuất ô tô Mercedes-Benz và Volkswagen cũng đặt các trung tâm thử nghiệm ở Na Uy. Theo ước tính của công ty tư vấn Altman Solon, nhu cầu về trung tâm dữ liệu ở khu vực biển Bắc sẽ tăng trưởng 17% mỗi năm cho tới cuối thập kỷ này.

Nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế Nikolaus Wolf từng nhận định “các ngành công nghiệp sẽ bị thu hút tới nơi nào dư thừa năng lượng”. Giống như đầu thế kỷ 19, khi nguồn thủy điện dồi dào giúp vùng Lancashire của nước Anh phát triển ngành bông.

Chuyển tất cả hoạt động đến biển Bắc không phải là lựa chọn hợp lý về mặt kinh tế. Ví dụ, vận chuyển đá vôi tới đây rồi lại chuyển xi măng tới người tiêu dùng sẽ là 1 điều ngớ ngẩn. Tuy nhiên nhận định của Wolf vẫn đúng với một số ngành.

Tại Boden, thị trấn Thụy Điển nằm gần bờ phía Đông của bán đảo Scandinavi, h2 Green Steel đang xây dựng 1 nhà máy thép mới. Nhà máy này sẽ không chạy bằng than hay khí đốt mà chạy bằng hydrogen xanh, trở thành một trong những nhà máy điện phân sử dụng điện gió và thủy điện lớn nhất trên thế giới. Ngoài sản xuất thép, h2 Green Steel kỳ vọng sẽ xuất khẩu cả hydrogen và sắt xốp – sản phẩm thu được khi luyện quặng sắt trong lò mà không nấu chảy quặng sắt, do đó không tiêu tốn thêm năng lượng.

Theo Henrik Henriksson, CEO của công ty, ngành thép sẽ chia thành 2 ngả. Quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ dịch chuyển đến nơi có nhiều nguồn năng lượng tái tạo nhất, trong khi mảng cần nhiều nhân công và kiến thức hơn sẽ ở lại các thủ thủ phép của châu Âu.

Không chỉ ngành thép, trong nhóm dịch chuyển về phương Bắc có cả các nhà sản xuất pin xe điện và các nhà sản xuất turbine gió. Vestas, công ty sản xuất turbine lớn nhất thế giới, đang đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc và sẽ mở nhà máy khác ở Ba Lan.

Tham khảo The Economist


Xem thêm: nhc.47981413160103202-0-gnab-nag-gnoux-neid-aig-yad-eht-oc-uht-uuh-os-ua-uahc-auc-iom-gnav-om/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Mỏ vàng" mới của châu Âu: Sở hữu thứ có thể đẩy giá điện xuống gần bằng 0”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools