vĐồng tin tức tài chính 365

Siêu bịp bợm 'leo cao' trong chính trường nhờ tài bốc phét

2023-01-08 04:12

Lý Vạn Minh sinh năm 1927, trong ia đình buôn bán ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Học nhiều mánh khóe gian lận trong buôn bán từ cha, từ nhỏ, anh ta đã ăn cắp bài thi và sách, lấy trộm đồng hồ của giáo viên. Khi lớn hơn, anh ta đã lợi dụng công việc đưa thư của anh trai mình để ăn cắp thư tín và tiền gửi. Cha mẹ bao che, khai man rằng con trai nhặt nó trên đường.

Sau khi rời trường tiểu học, anh ta sở hữu hai khả năng "đặc biệt": viết chữ sạch sẽ và ngăn nắp và biết cách khắc con dấu.

Mười tám tuổi, Minh gia nhập quân đội. Nhờ chữ đẹp, Minh khoác lác mình là học trò ưu tú, ai nấy đều tin và được giao làm văn thư trong quân đội. Tại đây, anh ta thực hiện cú lừa đầu đời là giả chữ ký, nhận tiền trợ cấp và lương hưu của binh lính Quốc dân đảng. Chuyện bại lộ, Minh bị phạt ba tháng tù và loại ngũ.

Nhưng cũng chính từ đây, sự nghiệp bịp bợm của Minh mới bắt đầu nở rộ. Minh ra tu khi Nam Kinh đã được giải phóng, liền làm giả giấy tờ tùy thân để trở thành một công dân bình thường, che giấu thân phận lính Quốc dân đảng trong quá khứ.

Lý Vạn Minh. Ảnh: Sohu

Lý Vạn Minh. Ảnh: Sohu

Với kỹ năng khắc và làm giả con dấu, Minh đã giả mạo nhiều danh tính và nhiều lần cấp thư giới thiệu và thư giới thiệu cho mình. Hắn làm giả nhiều loại thẻ căn cước khác nhau và cải trang thành sinh viên Đại học Nam Kinh. Sau đó, Minh vào Đại học Chính trị và Quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, trở thành thanh niên tri thức nòng cốt của thời đại mới.

Minh tốt nghiệp, có công việc hành chính ổn định nhưng vẫn thấy không bõ bèn. Anh ta lại giở ngón nghề làm giả giấy tờ, viết một thư giới thiệu gửi chính quyền thành phố Thường Châu, sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ.

Trong vài ngày, Minh lại thấy rằng vị trí này quá thấp và không phù hợp với tài năng của mình và lại bịa ra một danh tính mới cho mình.

Đầu tiên, anh ta giả mạo thư xác nhận và mẫu giấy tờ tùy thân của Đảng Cộng sản Trung Quốc để thể hiện là một đảng viên, và tự mình làm giả con dấu của Chính ủy Đặng Tiểu Bình, khoa tổ chức của Đại học Chính trị và Quân sự, giả mạo thư chứng minh của người lính tàn tật, và thư giới thiệu của Chủ tịch tỉnh Thiểm Tây. Với các tài liệu này, Minh yêu cầu chính quyền giao cho một công việc sau khi đến Tây An.

Đến năm 1952, Minh đã có nhiều thân phận, nhưng điều duy nhất không thay đổi là địa vị ngày càng cao. Khi thì Minh đã giả mạo là cựu chiến binh Hồng quân và bịa ra rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, kỷ niệm chiến trường. Trong mắt mọi người khi đó, Minh có dáng vẻ của một anh hùng lập quốc.

Sau đó, Minh lại khai man lý lịch, rồi đến Trung Nam với lệnh thuyên chuyển giả mạo, thành công gia nhập hàng ngũ lãnh đạo chính quyền trung ương. Trong thời gian làm việc tại Sở Nông Lâm nghiệp Trung Nam, Minh thậm chí đã được chính quyền cử đi thăm Liên Xô để tham quan, học hỏi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến lúc bấy giờ. Tại đây, anh ta gặp một phiên dịch viên xinh đẹp và họ kết hôn khi trở về Trung Quốc, có một con trai.

Với địa vị cao, danh tiếng và vợ đẹp, Minh tham lam vẫn muốn tìm kiếm một vị trí cao hơn, tháng 12/1952, Minh đã thực hiện một cú gọi điện thoại, giả làm Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn, khi đó là Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, gọi đến Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp Trung Nam nói rằng muốn Minh đến ngay Bắc Kinh để gặp Đại tướng Trần Canh.

Các lãnh đạo của Sở ngay lập tức chấp thuận chuyến đi của Minh vì tưởng là lệnh của Nguyên soái.

Đến Bắc Kinh, Minh lại giả chữ viết tay Đại tướng Trần Canh, nói rằng Minh vì vết thương chiến trường tái phát, cần nghỉ ngơi đặc biệt. Minh sau đó về Vũ Hán, vào khu nghỉ dưỡng ăn uống tẩm bổ và nhận tiền trợ cấp đặc biệt.

Năm 1953, Minh được điều động đến Cục Lâm nghiệp của Ủy ban Trung ương thông qua mối quan hệ. Vì "kinh nghiệm" làm việc trước đây và kinh nghiệm đi thăm Liên Xô, Minh được thăng chức Cục trưởng Lâm nghiệp Trung ương và trở thành lãnh đạo cấp vụ của Ủy ban Trung ương.

Năm 1954, Minh lại "nhàn rỗi", cảm thấy vị trí này còn quá thấp kém,nên một lần nữa sử dụng các kỹ năng lừa dối cũ là giả mạo chữ ký của Chu Thế Đệ, khi đó là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không, gửi một bức điện giả. Nội dung nói rằng quân đội đã ra lệnh cho Minh làm tư lệnh Sư đoàn 35 của Quân đoàn 12 và phải đến Lan Châu gấp. Các lãnh đạo của Cục Lâm nghiệp lại bị Minh lừa, thậm chí còn đặt vé máy bay đến Lan Châu cho anh ta.

Song Minh không đến Lan Châu mà đến Tây An, tiếp tục lợi dụng tên tuổi của ông Chu Thế Đệ để ngụy tạo một bức thư gửi lãnh đạo Cục Lâm nghiệp Trung ương, nói rằng tài năng và trí tuệ của Minh xứng đáng có được chức vụ cao hơn, quan trọng hơn.

Minh trở thành tiêu điểm của sự chú ý, hình mẫu của thanh niên, cán bộ địa phương. Hắn lừa dối tất cả mọi người bằng kỹ năng khắc dấu và làm giấy tờ giả. Nhưng khi "sự nghiệp" đang lên từng ngày, cũng là lúc Minh bắt đầu "tự bắn vào chân mình".

Trong một cuộc gặp năm với ông Trương Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây vào thời điểm đó, Minh theo thói quen nổ trời, vẫn không ngừng ba hoa phét lác về chiến công trong kháng chiến, khi mình làm ở Cục Chính trị Dã chiến. Mọi người có mặt lúc đó đều choáng ngợp trước những bài phát biểu đầy khí thế của Minh, chỉ có ông Trương im lặng.

Minh không ngờ rằng Bí thư Trương từng là Chính ủy Quân khu Lan Châu, ông ta chưa bao giờ nghe nói về Minh hay việc Minh được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 35, như anh ta khoe mẽ.

Bí thư Trương ngoài mặt tỏ ra bình tĩnh nhưng ngay sau cuộc trò chuyện, ông đã báo cáo tình hình với chính quyền trung ương và đề nghị Bộ Công an điều tra. Sau khi điều tra chi tiết, chính quyền mới nhận ra toàn bộ cuộc đời Minh, chỉ có mỗi cái tên là thật.

Tin tức về Minh bị bắt lan rộng. Vợ Minh thất vọng ê chề, đơn phương ly hôn rồi bỏ đi, hai con trai không rõ tung tích.

Ngày 30/8/1956, Minh bị Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành phố Bắc Kinh kết án 15 năm tù vì tội Gian lận chính trị. Khi đó, Minh mới 29 tuổi. Bản án tuyên rằng tất cả danh tính giả, chức vụ, danh hiệu của Minh đều vô hiệu.

Phiên tòa xử Lý Vạn Minh năm 1956. Ảnh: Sohu

Phiên tòa xử Lý Vạn Minh năm 1956. Ảnh: Sohu

Minh bị đưa đến Nhà tù Bắc Kinh để cải tạo lao động, làm việc trong nhà máy gạch và được tự do năm 1978. Việc đầu tiên, Minh tìm tung tích vợ con nhưng không có tin tức gì.

Năm 1982, sau khi đài truyền hình phát bản tin giới thiệu về Minh, con trai ông biết chuyện nên viết thư cho Nhật báo Thiểm Tây và hai cha con nhanh chóng nhận lại máu mủ. Một năm sau, Minh quen một phụ nữ qua mai mối, tái hôn và sống bình dị.

Vì cuộc đời Minh quá nổi tiếng nên một số trường học, nhà tù mời ông đến làm diễn giả. Minh nói về quá khứ ô nhục của mình, khuyên mọi người sống chân thành, ngay thẳng và luôn được người trẻ tán thưởng. Ông mất năm 1991 vì bệnh nặng.

Trong thời gian cải tạo trong tù, nhà viết kịch nổi tiếng Lão Xá đã đến nhà tù cải trang thành một thẩm phán. Minh không biết danh tính thực sự của Lão Xá nên đã kể cho chi tiết về cuộc đời.

Dựa trên lời thú nhận của Minh, Lão Xá đã viết kịch bản kịch và phim truyền hình nổi tiếng mang tên "Hướng Tây nhìn Trường An". Vở kịch được trình diễn đã gây chấn động khắp cả nước và Lý Vạn Minh đã trở thành cái tên quen thuộc vào thời điểm đó.

Lý Vạn Minh ngày nay vẫn được nhắc đến với cái tên "kẻ bịp bợm huyền thoại đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".

Hải Thư (Theo Sohu, Zhuanlan)

Xem thêm: lmth.1096554-tehp-cob-iat-ohn-gnourt-hnihc-gnort-oac-oel-mob-pib-ueis/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Siêu bịp bợm 'leo cao' trong chính trường nhờ tài bốc phét”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools