vĐồng tin tức tài chính 365

Một sản phẩm của Việt Nam "càn quét" thị trường thế giới: Xuất khẩu thứ 2 toàn cầu, Nhật - Hàn mua mạnh tay còn châu Âu

2023-01-10 10:03

Lợi nhuận tăng cao

Nguồn cung viên nén gỗ châu Á bị siết chặt vào năm 2022, nhưng có khả năng sẽ thoải mái hơn vào năm 2023. Trong khi đó, tình trạng thiếu nguyên liệu thô và nhu cầu từ châu Âu tăng đã thắt chặt nguồn cung viên nén gỗ tại châu Á vào năm 2022, đẩy giá viên nén gỗ Việt Nam lên mức cao lịch sử.

Một báo cáo mới của nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Tổ chức Forest Trends, cho biết do nhu cầu tăng cao từ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, lượng xuất khẩu viên gỗ nén của Việt Nam đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua.

Theo đó, Hàn Quốc đã mua của Việt Nam 1,675 triệu tấn viên gỗ nén, trị giá 270 triệu USD; lượng xuất khẩu viên gỗ nén sang Nhật Bản đạt 2,05 triệu USD; trị giá 303 triệu USD. Lượng viên gỗ nén xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 95% trong tổng lượng viên nén xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam cũng đã trở thành nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới.

Về tổng thể, trong 10 tháng đầu năm 2022, lượng xuất khẩu viên gỗ nén đạt gần 3,9 triệu tấn, tăng 34% so với cùng kỳ 2021, tương đương hơn 111% tổng lượng xuất khẩu của năm 2021.

Đáng chú ý, giá viên nén xuất khẩu đã tăng liên tục từ tháng 6/2021 và đạt đỉnh điểm là hơn 170 USD/tấn vào tháng 10/2022, tăng gần 60% so với mức giá của tháng 5/2021.

Lao Động dẫn lời Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Viforest Ngô Sỹ Hoài cho biết, nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén chủ yếu là các phụ phẩm của ngành gỗ hiện nay bao gồm: Cành, ngọn, gỗ nhỏ, bìa bắp từ gỗ rừng trồng và các đầu mẩu, gỗ thừa… từ các cơ sở chế biến.

Một sản phẩm của Việt Nam càn quét thị trường thế giới: Xuất khẩu thứ 2 toàn cầu, Nhật - Hàn mua mạnh tay còn châu Âu đang thiếu trầm trọng - Ảnh 1.

Nhờ đó, khi sử dụng viên nén gỗ, các nhà máy điện có thể chuyển đổi hệ thống sử dụng nhiên liệu than sang hệ thống đốt viên nén hoặc đồng thời sử dụng cả than và viên gỗ nén làm nguyên liệu. Viên nén gỗ cũng được sử dụng quy mô lớn trong công nghiệp để tăng cường giá trị nhiệt của chất thải và làm giảm lượng phát thải ô nhiễm.

Viên nén gỗ Việt Nam đáp ứng tiểu chuẩn của các công ty Nhật Bản theo cơ chế biểu giá điện hỗ trợ (FiT) của quốc gia này đã đạt mức giá cao lịch sử vào năm 2022. Thị trường được củng cố bởi nguồn cung nguyên liệu khan hiếm do nhu cầu dăm gỗ mạnh mẽ từ các nhà sản xuất giấy và bột giấy Trung Quốc, trong khi nguồn cung Bắc Mỹ bị siết chặt hơn khi nhu cầu của châu Âu tăng lên sau các lệnh trừng phạt và đình chỉ chứng nhận được áp dụng đối với gỗ của Nga.

Giá viên nén gỗ Việt Nam chủ yếu bán sang Hàn Quốc đạt mức cao lịch sử vào năm 2022 do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm do thị trường đồ nội thất của nước này giảm nhu cầu xuất khẩu. Điều này làm giảm lượng mùn cưa và dăm gỗ để sản xuất viên nén gỗ.

Châu Âu trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu

Nhu cầu sử dụng viên nén gỗ ở châu Âu cũng tăng đột ngột trong năm qua do thiếu nhiên liệu. Thậm chí, một số hộ gia đình đang sử dụng cát vệ sinh cho mèo (hay còn gọi là cát gỗ) để sưởi ấm nhà của họ - tờ Telegraph dẫn lời một số cửa hàng bán đồ chăm sóc thú cưng cho hay.

Jollyes, một trong những cửa hàng thức ăn cho thú cưng lớn nhất của Vương quốc Anh, cho biết các nhà cung cấp cát vệ sinh cho mèo của họ đang "làm thêm giờ để đáp ứng nhu cầu" đối với viên nén gỗ, sau khi doanh số bán hàng tăng mạnh vào đầu mùa đông này.

Công ty cho biết điều này xảy ra sau "rất nhiều lời bàn tán trên mạng xã hội về việc sử dụng cát vệ sinh bằng gỗ viên làm nhiên liệu gia đình trong vài tuần qua xung quanh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt".

Hàng triệu hộ gia đình trên khắp Vương quốc Anh đã phải chịu thiệt hại lớn bởi hóa đơn năng lượng tăng vọt trong năm nay, sau khi xung đột Ukraine gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường quốc tế.

Hàng ngàn ngôi nhà đang được sưởi ấm bằng cách sử dụng viên nén gỗ. Nhiều người đã đổi nồi hơi đốt gas hoặc dầu để lấy nồi hơi đốt củi, và chọn bếp đun viên nén có thể sưởi ấm nhà.

Theo Argus Media, nguồn cung có khả năng tăng vào năm 2023 do nhu cầu của châu Âu có xu hướng giảm nhờ tồn kho cao, cùng với nhu cầu dăm gỗ của Trung Quốc thấp hơn do tồn kho dồi dào. Dù vậy, đây vẫn là một cơ hội lớn và châu Âu là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.

Xem thêm: nhc.56014929001103202-gnort-mart-ueiht-gnad-ua-uahc-noc-yat-hnam-aum-nah-tahn-uac-naot-2-uht-uahk-taux-ioig-eht-gnourt-iht-teuq-nac-man-teiv-auc-mahp-nas-tom/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một sản phẩm của Việt Nam "càn quét" thị trường thế giới: Xuất khẩu thứ 2 toàn cầu, Nhật - Hàn mua mạnh tay còn châu Âu ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools