Công thức pha chế xăng giả
Theo hồ sơ vụ án, tháng 9-2017, Lê Văn Nguyên (sinh 1977, ngụ quận 7, TP.HCM) và Nguyễn Văn Nhân (sinh 1985, trú TP Vũng Tàu) bàn bạc với nhau thành lập Công ty TNHH thương mại vận tải xăng dầu 89 (gọi tắt là Công ty 89).
Cả hai cùng góp tiền mua đất ở đường Phước Thắng, phường 12, TP Vũng Tàu để làm kho và nơi sản xuất xăng giả. Họ cùng mua hàng chục công cụ, phương tiện như bồn chứa, máy bơm, chất tạo màu để chế ra xăng giả.
Tham gia sản xuất xăng giả còn có Đỗ Hồng Sơn (sinh 1992, trú huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) và Nguyễn Đình Ngọc (sinh 1975, trú huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Ngày 31-10-2020, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra và bắt quả tang tại cơ sở của Công ty 89 có xe bồn đang bơm chất lỏng từ bồn chứa lên. Lê Văn Nguyên không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của xăng, hóa chất, bột tạo màu.
Theo khai nhận của các bị cáo, công thức chế xăng giả là dùng 7m3 xăng thật trộn với 3m3 chất toluen (chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước) và 3 thìa cà phê bột tạo màu trộn đều trong 40 phút để tạo ra xăng giả.
Cơ quan điều tra xác định bốn bị cáo trên đã sản xuất hơn 46.000 lít xăng giả với trị giá gần 700 triệu đồng.
Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt Lê Văn Nguyên 9 năm tù, Nguyễn Văn Nhân và Đỗ Hồng Sơn cùng lãnh 7 năm 6 tháng tù và Nguyễn Đình Ngọc 7 năm tù.
Nhiều điểm chưa rõ trong vụ án xăng giả này
Ban đầu, các bị cáo trong vụ án đều khai việc sản xuất xăng giả do Lê Văn Nguyên chỉ đạo. Nhưng bất ngờ sau đó thay đổi lời khai nói rằng việc này do một người tên Diệp Bảo Thắng chỉ đạo và công thức pha chế xăng giả là do người này hướng dẫn.
Tuy nhiên khi vụ án đưa ra xét xử, cơ quan chức năng chưa bắt được người này. Do đó chưa thể làm rõ được lời khai của bị cáo Nguyên về việc mua chất toluen của công ty nào. Hiện cơ quan điều tra đang truy bắt Diệp Bảo Thắng để làm rõ.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng không chứng minh được việc xăng giả được các bị cáo đem đi tiêu thụ ở đâu, khối lượng bao nhiêu.
Tuy vậy hội đồng xét xử khẳng định tội "sản xuất, buôn bán hàng giả" là tội ghép nên không bắt buộc phải có hai hành vi cùng một lúc, do đó đã tuyên các bị cáo mức án như trên.
TTO - Liên quan vụ pha chế, buôn bán gần 2,7 triệu lít xăng giả, Viện KSND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành cáo trạng truy tố 74 bị can về hành vi buôn lậu và nhận hối lộ.
Xem thêm: mth.4212255131103202-ut-man-13-hnal-aig-gnax-taux-nas-iougn-nob/nv.ertiout