vĐồng tin tức tài chính 365

Lần đầu tiên thay 4 khớp trị 'bệnh không đau nhưng dễ gây tàn phế người trẻ'

2023-01-14 09:26
Lần đầu tiên thay 4 khớp trị 'bệnh không đau nhưng dễ gây tàn phế người trẻ' - Ảnh 1.

Hình ảnh chụp chiếu cho thấy phần chỏm xương bị hoại tử - Ảnh: BVCC

Đau đớn và tàn phế ngay khi còn rất trẻ

GS.TS.BS Trần Trung Dũng, giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec cho biết đây là lần đầu tiên ông đã thực hiện thay 4 khớp háng và vai cho bệnh nhân bị HTVKCX.

Bệnh nhân nam đang làm công việc lao động chân tay và là lao động chính trong gia đình. Từ năm 2015 xuất hiện đau khớp háng, khớp vai 2 bên, tăng dần, đã đi khám nhiều nơi nhưng chưa chẩn đoán ra bệnh.

Đến 2017, mức độ đau tăng nhiều, bệnh nhân không thể làm việc, đi lại khó khăn gần như nằm một chỗ, đêm không ngủ được do đau, vai 2 bên đau nhức, vai phải nặng hơn vai trái, nhiều thời điểm không nhấc tay lên được, phải có người chăm sóc cho ăn.

Bệnh nhân khám lại tại các bệnh viện tuyến trên, chẩn đoán bệnh thoái hóa đa khớp, kê đơn về uống nhưng vẫn không thấy hiệu quả. Cơn đau kéo dài, ăn uống kém, đồng thời tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề khiến bệnh nhân bị sụt cân rất nhiều (từ 60kg xuống 38kg)

Cùng năm 2017, bệnh nhân đến gặp bác sĩ Trần Trung Dũng, được chẩn đoán: Tiêu chỏm xương đùi 2 bên, cánh tay 2 bên phải nặng hơn trái, được chỉ định thay 2 khớp háng và khớp vai phải, khớp vai trái ở mức độ nhẹ tiếp tục theo dõi và điều trị nội khoa.

Do sự phức tạp trong kĩ thuật và an toàn của bệnh nhân, bệnh nhân được thay 2 khớp háng trước. Sau mổ bệnh nhân có thể đi lại, hồi phục rất tốt. Với sự thành công của ca mổ đầu, chỉ 2 tháng sau ca mổ đó, Bệnh nhân tiếp tục đến để phẫu thuật khớp vai phải. 

Cùng với sự nỗ lực của bác sĩ và cả bệnh nhân, sau mổ bệnh nhân có thể đi lại sinh hoạt bình thường. Đầu năm 2018, bệnh nhân có thể trở lại công việc cắt gỗ nặng nhọc mà không gặp trở ngại gì.

Từ sau khi mổ thay 3 khớp lớn trên cơ thể, mặc dù vẫn có thể làm việc và sinh hoạt, nhưng khớp vai trái vẫn đau âm ỉ và đến cuối năm 2022, tình trạng đau khớp vai trái diễn biến trở nặng hơn, không thể nâng vai trái lên cao.

Qua thăm khám đánh giá, 3 khớp đã thay chức năng vận động tốt, bệnh nhân không có khó chịu gì, tổn thương khớp vai trái của bệnh nhân ở mức độ nặng phải phẫu thuật, bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật thay khớp vai toàn phần bên trái.

Ca mổ diễn ra thuận lợi, bệnh nhân ra viện vào đúng ngày đầu năm mới. Đến thời điểm hiện tại bệnh nhân đã không còn đau, có được những giấc ngủ thoải mái, và sẽ sớm trở lại công việc sau vài tháng nữa.

Bệnh lý hoại tử xương vô khuẩn do tổn thương mạch máu nuôi xương không xác định rõ nguyên nhân mà chỉ thấy có 1 số yếu tố nguy cơ như rượu, thuốc lá, lạm dụng corticoid, bệnh nghề nghiệp ở thợ lặn. 

Tổn thương gặp chủ yếu ở chỏm xương đùi ảnh hưởng đến khớp háng, rải rác có thể gặp ở khớp gối hoặc khớp vai. Tổn thương gặp đồng thời cả 2 khớp gối và 2 khớp vai và phải thay cả 4 khớp khá hiếm gặp, tại Việt nam chưa có thông báo nào. 

Đây cũng là điều cảnh tỉnh khuyến cáo đến bệnh nhân để cần thăm khám phát hiện sớm khi có các triệu chứng.

Khi đau là đã không vận động được

Bác sĩ Dũng cho biết, HTVKCX hay còn gọi là hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do thiếu máu nuôi trên chỏm xương, chủ yếu là xương đùi. 

Vùng hoại tử lúc đầu tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn đến gãy xương dưới sụn, cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa thứ phát và mất chức năng của khớp háng, dẫn đến tàn phế.

Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên (20-50 tuổi), nam thường gặp nhiều hơn nữ (nam chiếm 80%). Thương tổn có thể ở một hoặc hai bên khớp háng, khoảng 70% các trường hợp tổn thương xuất hiện một bên. Ở giai đoạn sớm thường bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt. 

Giai đoạn muộn hơn, triệu chứng chính là đau khớp háng bên tổn thương. Đau thường xuất hiện từ từ, tăng dần, đau tăng lên khi đi lại hoặc đứng lâu, giảm khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân thường không có các biểu hiện toàn thân như sốt…trừ các triệu chứng của bệnh nền nếu có (lupus ban đỏ…).

Ở giai đoạn sớm, vận động khớp không hạn chế, muộn có biểu hiện hạn chế biên độ vận động khớp khớp như bệnh nhân ngồi xổm khó khăn hoặc không ngồi được, bệnh nhân không xoay hoặc dạng khép háng bình thường được, trong khi gấp duỗi gần như bình thường. 

Giai đoạn muộn khớp háng hạn chế vận động tất cả các động tác - người bệnh đi đứng khó khăn, thậm trí tàn phế không đi lại được. 

Bệnh nhân bẹp chỏm và bán sai khớp sẽ dẫn đến ngắn chi và biến dạng chi dưới ở tư thế gấp khép và xoay trong gây mất chức năng khớp háng - không đứng và đi lại được trở thành người tàn phế.  Đặc biệt, HTVKCXĐ sẽ dẫn đến ngắn chi và biến dạng chi dưới, bị co rút phần mềm và teo cơ.

Điều trị: Trong giai đoạn đầu của hoại tử vô mạch, các triệu chứng có thể thuyên giảm bằng thuốc và liệu pháp.Trường hợp nặng phải phẫu thuật: giải ép, cắt xương, thay khớp....

HTVKXC khởi phát lúc đầu âm thầm và là hậu quả của thời còn trẻ. Khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thì tổn thương hoại tử sẽ tiến triển rất nhanh, đến thời điểm can thiệp phẫu thuật là cần thiết.

Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt ở giai đoạn cấu trúc giải phẫu của chỏm xương còn nguyên vẹn là lý tưởng vì dù sao, một khớp háng thật vẫn tốt hơn là sử dụng khớp háng nhân tạo. Để phòng tránh HTVKCX cần bỏ rượu và thuốc lá, … đây là những tác nhân chính dẫn đến bệnh lý này.

Cảnh cáo giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Kiên GiangCảnh cáo giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang

Theo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang, ông Đỗ Hữu Trí, giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang, có nhiều sai phạm, tổng số tiền sai phạm trên 10 tỉ đồng.

Xem thêm: mth.38103858041103202-ert-iougn-ehp-nat-yag-ed-gnuhn-uad-gnohk-hneb-irt-pohk-4-yaht-neit-uad-nal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lần đầu tiên thay 4 khớp trị 'bệnh không đau nhưng dễ gây tàn phế người trẻ'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools