vĐồng tin tức tài chính 365

Đắt hàng mùa Tết

2023-01-16 07:54

Những ngày này, đến bất cứ nơi đâu tại "thủ phủ" cua biển Cà Mau cũng dễ dàng bắt gặp nụ cười phấn khởi của người dân bởi giá cua liên tục tăng mạnh.

Giá tăng gấp đôi

Cụ thể, cua gạch được thương lái đến tận vuông thu mua với giá trên 900.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tuần trước; cua y nhất giá 400.000 đồng/kg và y tứ (loại dưới 300 g/con) là 250.000 đồng/kg...

Theo lý giải của nhiều thương lái, nguyên nhân khiến giá cua tăng cao là do Trung Quốc thay đổi biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 nên việc thông quan qua nước này trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, gần Tết nên nhu cầu mua cua làm quà biếu cho người thân, bạn bè cũng tăng mạnh...

Cua biển Cà Mau được nuôi dưỡng dưới tán rừng ngập mặn nên cho thịt ngọt, gạch nhiều và được đánh giá là ngon nhất cả nước. Cà Mau có diện tích nuôi cua trên 250.000 ha, sản lượng 25.000 tấn/năm, mang về nguồn thu hơn 10.000 tỉ đồng cho tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Đây được xác định là một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ khoảng 80% lượng cua biển của Cà Mau nên khi nước này có sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu thì ngay lập tức giá cua có sự biến động.

Đắt hàng mùa Tết - Ảnh 1.

Các sản phẩm OCOP của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đang sẵn sàng đón Tết. Ảnh: TÂM QUÂN

Tương tự, các hộ nuôi cá kèo tại Cà Mau cũng phấn khởi bởi giá cá liên tục tăng mạnh. Theo đó, cá kèo thương phẩm được thương lái đến tận ao nuôi thu mua với giá 125.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thời điểm này của năm trước. Chị Nguyễn Thị Kiều Tiên (ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), có hơn 5 năm gắn bó với nghề nuôi cá kèo, cho biết mức giá trên được xem là cao nhất trong những năm qua. Năm nay, cá kèo giống khan hiếm, giá cao nên nhiều hộ không thả nuôi dẫn đến nguồn cá kèo thương phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Gần Tết, nhu cầu mua loài cá này làm khô dùng trong những ngày xuân của người dân là rất lớn nên giá tăng.

Trong khi đó, người nuôi cá lóc cũng vui do các cơ sở làm khô đẩy mạnh mua cá thương phẩm làm khô bán trong dịp Tết Nguyên đán. Ông Lê Minh Trí (ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thông tin: "Từ đầu năm 2022, giá cá lóc ở mức thấp vào khoảng 27.000 - 29.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn tăng cao, người nuôi không có lãi. Tuy nhiên, từ tháng 11-2022 đến nay, giá cá lóc tăng mạnh vì nhu cầu tăng cao do thương lái, các cơ sở thu mua cá lóc nguyên liệu làm khô bán Tết. Hiện giá cá lóc đã 45.000 - 47.000 đồng/kg, tôi có khoảng 2.000 diện tích mặt nước nuôi, thu lãi gần 100 triệu đồng".

Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

Tại TP Long Xuyên (tỉnh An Giang), nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đang tham gia "Chợ Tết Công đoàn" với tâm lý phấn khởi. Chị Trần Thị Kim Ngân, chủ cơ sở sản xuất mắm mè vinh Ba Lộc (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), chia sẻ niềm vui khi gian hàng OCOP của chị thu hút khá đông khách hàng. "Năm nay, tôi chỉ chuẩn bị được vài trăm ký mắm cá mè vinh. Do bị hụt nguồn nguyên liệu trước đó nên hiện sản phẩm của tôi không đủ bán. Khác với năm rồi, năm nay khách chi mạnh tay hơn, nhờ vậy tôi bán được gần hết hàng khi chưa đến Tết" - chị Kim Ngân nói.

Càng gần Tết, mức tiêu thụ sản phẩm tung lò mò (lạp xưởng bò) - sản phẩm OCOP tiêu biểu của An Giang - càng nhiều hơn. Điều này khác xa so với những tháng trước đó. Ông Hứa Hoàng Vũ, chủ cơ sở Anas (thị xã Tân Châu), cho hay mỗi ngày cơ sở cung ứng khoảng 200 kg tung lò mò ra thị trường. "Khách hàng tiêu thụ đặc sản này hiện tại tăng bất ngờ. Hơn 1 tháng trước, chưa "thấy gì", chỉ khi bước vào tháng chạp thì nhu cầu khách hàng tăng nhiều. Nếu tính riêng tháng giáp Tết, cơ sở của tôi có thể cung cấp từ 7-8 tấn tung lò mò. Thị trường bây giờ mở rộng, tôi thấy năm nay tình hình khả quan hơn năm ngoái nhiều" - ông Vũ cho biết.

Đắt hàng mùa Tết - Ảnh 2.

Người dân Cà Mau phấn khởi đón Tết bởi giá cua biển liên tục tăng cao. Ảnh: VÂN DU

Theo ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang, các hoạt động quảng bá, giới thiệu các đặc sản của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm OCOP, được thực hiện trên nhiều kênh bán hàng, nhờ đó sản lượng bán ra thị trường dịp Tết khá lớn. "Ngoài ra, chúng tôi còn làm các giỏ quà xuân là các sản phẩm OCOP để làm quà tặng trong dịp Tết. Cách này chúng tôi đã làm 2 năm nay. Nhờ đó, hiệu quả quảng bá các sản phẩm OCOP rất khả quan" - ông Hiếu khẳng định.

Sau hơn 3 năm nỗ lực, đến nay toàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) có 24 sản phẩm OCOP ở 5 chủ thể. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết thời gian qua ngoài việc hỗ trợ cho các chủ thể mới xây dựng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, ngành nông nghiệp huyện còn tiếp tục hỗ trợ cho các chủ thể đã được công nhận về quy trình sản xuất, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm để có điều kiện thăng hạng cũng như tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt, trong dịp Tết này, các chủ thể sản phẩm OCOP trong huyện còn mạnh dạn quảng bá, tiếp thị sản phẩm dưới hình thức quà tặng để tiếp cận thị trường. 

Sản lượng bán ra tăng 50%-60%

Cũng theo ông Trần Văn Tuấn, trong 24 sản phẩm được công nhận OCOP của huyện, có 20 sản phẩm đạt 4 sao, 4 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận OCOP đều được đưa đi xúc tiến thương mại nên sản lượng bán ra tăng 50%-60% so với năm trước, doanh thu năm nay đạt khoảng 40 tỉ đồng, tăng hơn 15 tỉ đồng so với năm 2021.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Đắt hàng mùa Tết - Ảnh 4.
Đắt hàng mùa Tết - Ảnh 5.
Đắt hàng mùa Tết - Ảnh 6.

Xem thêm: mth.35754610251103202-tet-aum-gnah-tad/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đắt hàng mùa Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools