vĐồng tin tức tài chính 365

50 năm Ngày ký Hiệp định Paris: Ôn lại bài học lịch sử để ứng dụng trong tình hình mới

2023-01-16 16:21

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973 – 27-1-2023), ngày 16-1, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học: 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.

Tổng hòa thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao

Phát biểu đề dẫn hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết tại Paris (Pháp), mở ra bước ngoặt trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Điều này tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đánh giá về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Hiệp định Paris là tổng hòa thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút quân, tạo cục diện mới để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

50 năm Ngày ký Hiệp định Paris: Ôn lại bài học lịch sử để ứng dụng trong tình hình mới ảnh 1

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phát biểu đề dẫn. Ảnh: TTXVN

Hiệp định Paris đã tạo ra điều kiện và môi trường để Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, chính nghĩa và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Đây là nền tảng quan trọng để trong thời kỳ đổi mới, chúng ta khai thông, nối lại và bình thường hóa các mối quan hệ đối ngoại, phá bỏ sự bao vây, cô lập, cấm vận, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

“Ôn lại tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định Paris 50 năm về trước để định hướng tương lai, chúng ta quyết tâm vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột gồm đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Ôn lại những bài học lịch sử quý báu

Ông Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris là dịp ôn lại những bài học lịch sử quý báu để ứng dụng trong tình hình mới.

Theo ông Lê Hải Bình, đây cũng là dịp để bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các thế hệ người Việt Nam đã cống hiến, hy sinh vì hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh ngoại giao ở Paris; trân trọng và biết ơn đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình khắp năm châu đã dõi theo, ủng hộ, cổ vũ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tin tưởng, công tác tuyên truyền sẽ tiếp tục phát huy các bài học và thực tiễn quý báu của Hội nghị Paris trong bối cảnh tình hình mới, không ngừng đổi mới và sáng tạo, góp phần nâng cao cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc gia, góp phần triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

50 năm Ngày ký Hiệp định Paris: Ôn lại bài học lịch sử để ứng dụng trong tình hình mới ảnh 2

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VT

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ, Hiệp định Paris là minh chứng lịch sử sống động cho khát vọng hòa bình và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, là tiền đề quan trọng của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn 35 năm qua.

Những bài học quý báu từ cuộc đàm phán lịch sử này vẫn còn vẹn nguyên giá trị và cần được vận dụng hiệu quả trong triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh ngành Ngoại giao sẽ tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, bản lĩnh, thực hiện kỷ cương vượt mọi thách thức, phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập môi trường hòa bình, ổn định phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc và nâng cao vị thế của đất nước trong giai đoạn mới.

Hội thảo có hai phiên với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, nhân chứng lịch sử với hai phiên thảo luận. Phiên 1: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ quá trình đàm phán, ký kết, thi hành Hiệp định Paris. Phiên 2: Vận dụng những bài học của Hiệp định Paris trong triển khai đường lối Đại hội XIII của Đảng.

4 bài học trong việc ký Hiệp định Paris 1973

4 bài học trong việc ký Hiệp định Paris 1973

(PLO)- Ngày 25-1-2018, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật giữa các thế hệ cán bộ ngoại giao nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định Paris).
VIẾT THỊNH

Xem thêm: lmth.496617tsop-iom-hnih-hnit-gnort-gnud-gnu-ed-us-hcil-coh-iab-ial-no-sirap-hnid-peih-yk-yagn-man-05/nv.olp

“50 năm Ngày ký Hiệp định Paris: Ôn lại bài học lịch sử để ứng dụng trong tình hình mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools