Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 12/3 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 80,50 – 82,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 3,6 USD lên 2.182,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhẹ xuống quanh 2.175 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,86 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.955 đồng/USD, giảm 17 so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.460 – 24.800 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 72.700 USD thì sang phiên hôm nay đã có hạ nhiệt và lùi về gần ngưỡng 72.000 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,42 USD (+0,54%), lên 78,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,49 USD (+0,60%), lên 82,70 USD/thùng.
VN-Index hồi phục gần 10 điểm
Sau phiên sáng có phần tích cực hơn về dòng tiền, thị trường bước vào phiên chiều với tâm lý dè dặt hơn. Bảng điện tử dù vẫn nghiêng về số mã tăng nhưng không quá vượt trội, trong khi một số sắc xanh tại các bluechip cuối phiên sáng giúp VN-Index duy trì sắc xanh và giao dịch từ đó chủ yếu là giằng co nhẹ quanh ngưỡng 1.245 điểm cho đến khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 14,89 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 212,04 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 12/3: VN-Index tăng 9,51 điểm (+0,77%), lên 1.245 điểm; HNX-Index tăng 0,19 điểm (+0,08%), lên 234,03 điểm; UpCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,12%), lên 90,77 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Hai (11/3, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát để có thể tìm kiếm thêm manh mối về lộ trình chính sách tiền tệ của Fed.
Các chuyên gia kinh tế dự báo CPI tháng 2 của Mỹ sẽ tăng 0,4% so với tháng 1 và tăng 3,1% trên cơ sở hàng năm. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, chỉ số CPI lõi được dự báo tăng 0,3% trong tháng và tăng 3,7% trong năm.
Kết thúc phiên 11/3: Chỉ số Dow Jones tăng 46,97 điểm (+0,12%), lên 38.769,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,75 điểm (-0,11%), xuống 5.117,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 65,84 điểm (-0,41%), xuống 16.019,27 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư điều chỉnh vị thế trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,06% xuống 38.797,51 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,36% xuống 2.657,24 điểm.
Cổ phiếu công nghệ, đã đóng góp rất nhiều vào mức tăng 16% của Nikkei 225 trong năm nay đã bị bán khá mạnh, khi giới đầu tư thận trọng hơn trước khi chỉ số CPI tháng 2 của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày.
Trong đó, gã khổng lồ thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 1,7% và SoftBank Group giảm 0,7%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi nhà đầu tư vẫn cẩn trọng với nhóm cổ phiếu bất động sản dù đà tăng của China Vanke tăng vọt.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,41% xuống 3.055,94 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,23% lên 3.594,49 điểm.
Cổ phiếu của China Vanke tăng 5,7% sau khi nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 nước này cho biết tác động của việc bị Moody's hạ cấp xuống mức "rác" đối với các hoạt động tài chính là "có thể kiểm soát được".
Reuters trước đó đã đưa tin rằng Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng tăng cường hỗ trợ tài chính cho Vanke và kêu gọi các chủ nợ tư nhân xem xét cho phép được gia hạn các khoản nợ tới kỳ đáo hạn.
Lĩnh vực bất động sản tăng 5%, trong khi mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 3%. Tuy nhiên, cổ phiếu năng lượng giảm 3,6% và viễn thông mất 1,6%.
Trong khi đó, ngành ô tô tăng 1,1%, sau khi Li Yunze, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Tài chính Quốc gia (NFRA),cho biết Trung Quốc đang xem xét giảm khoản trả trước yêu cầu đối với khoản vay mua xe.
Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt, dẫn đầu là bất động sản nhờ kỳ vọng gia tăng về hỗ trợ chính sách.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 3,05% lên 17.093,50 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 3,49% lên 5.949,52 điểm.
Cổ phiếu các đại gia công nghệ niêm yết tại Hồng Kông nhảy vọt 4,6%, trong khi các nhà phát triển đại lục tăng 8%.
Mức tăng kéo dài sang ngày thứ ba, với những gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com và Alibaba nằm trong số những cổ phiếu tăng mạnh nhất, trong khi gã khổng lồ điện tử Xiaomi tăng hơn 10% sau khi cho biết họ sẽ bắt đầu giao chiếc xe điện đầu tiên vào cuối tháng này.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu các nhà sản xuất pin khi nhận ảnh hưởng tích cực từ cổ phiếu Tesla trên Phố Wall đêm qua.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 21,97 điểm, tương đương 0,83% lên 2.681,81 điểm.
Nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng hơn 4,7%, sau khi Tesla tăng hơn 1%., cổ phiếu cùng ngành khác là Samsung SDI và SK Innovation tăng 11,1% và 1,94% tương ứng.
Các nhà sản xuất vật liệu pin LG Chem và POSCO tăng lần lượt 3,33% và 2,97%.
Kết thúc phiên 12/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 22,98 điểm (-0,06%), xuống 38.797,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,52 điểm (-0,41%), xuống 3.055,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 505,93 điểm (+3,05%), lên 17.093,50 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 21,97 điểm (+0,83%), lên 2.681,81 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lợi nhuận ngành ngân hàng được kỳ vọng khả quan hơn
Với mặt bằng lãi suất thấp, tín dụng được kỳ vọng sớm tăng trưởng, tổng lợi nhuận ngân hàng năm nay dự kiến cao hơn năm 2023..>> Chi tiết
- Cổ phiếu vua sẽ còn “gánh team”
Cổ phiếu ngân hàng khởi đầu sóng tăng và giữ nhiệt cho thị trường chứng khoán 4 tháng qua. Dù đang trong quãng nghỉ lấy đà nhưng nhóm này được kỳ vọng tiếp tục “gồng gánh” đà tăng của thị trường với triển vọng nội tại của ngành trong năm 2024..>> Chi tiết
- Hội tụ nhiều kỳ vọng lớn
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở thời điểm đặc biệt: phục hồi sau một giai đoạn khó khăn, đồng thời chuẩn bị đón nhiều kỳ vọng lớn sẽ thành hiện thực..>> Chi tiết
- Bloomberg: Thách thức từ Trung Quốc đang phủ bóng lên sự phục hồi của thị trường toàn cầu
Theo cuộc khảo sát MLIV Pulse mới nhất của Bloomberg, tình trạng bất ổn kinh tế của Trung Quốc có nguy cơ lan ra khắp các thị trường toàn cầu..>> Chi tiết