vĐồng tin tức tài chính 365

Cuối năm rền rĩ 'Đắp mộ cuộc tình' - Kỳ 6: Kỳ 7: Hát karaoke lịch sự, tại sao không?

2023-01-17 11:50
Cuối năm rền rĩ 'Đắp mộ cuộc tình' - Kỳ 6: Kỳ 7: Hát karaoke lịch sự, tại sao không? - Ảnh 1.

Tấm bảng lan truyền trên mạng xã hội với nội dung ủng hộ hàng xóm hát hay - Ảnh FB Thuy Dung Hoang

 Họ vặn loa vừa đủ, không hát lê thê và thậm chí còn được người nghe đón nhận vì lịch sự và hát "nghe được".

Những giai điệu dìu dặt cho vui đời

Chiều mát, trong một căn nhà ấm cúng ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), giai điệu của những khúc tình ca Bây giờ tháng mấy, Mùa thu cho em... vang lên dìu dặt. 

Hơn một năm nay, vợ chồng ông Nguyễn Sang (đã được đổi tên, 77 tuổi, ở hẻm đường Trường Sa, quận Phú Nhuận) được con cháu "đầu tư" cho bộ micro và loa để hát karaoke.

Về hưu đã lâu, nay có bộ "đồ nghề" hát hò, vợ chồng ông vui lắm. Mỗi tuần cứ 1-2 buổi chiều, ông cắm loa và kết nối chiếc máy tính bảng, sau đó vợ chồng cùng chọn những bài hát ưa thích.

Thường vợ chồng ông chọn những bài bolero, tango... có giai điệu trữ tình. Ngại làm phiền hàng xóm, ông vặn loa vừa đủ và chỉ hát khoảng hai tiếng vào buổi chiều. "Giờ mình già rồi, hát hò cho vui, giải trí lành mạnh. Lâu lâu ghé nhà bạn bè, tôi cũng hát vài bài" - ông Sang chia sẻ thêm mình hát với âm lượng vừa phải và trong thời gian ngắn thì sẽ mang tính giải trí nhẹ nhàng, không phiền ai.

Nhận xét về việc hát karaoke của vợ chồng ông Sang, chị Cẩm Hoàng (31 tuổi, ở trọ tại đây) cho biết những ngày đi làm về sớm, chị cũng thích nghe vợ chồng ông hát.

Chị nói: "Cô chú chủ nhà thường hát những bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Quốc Dũng... nên tôi rất thích. Phòng tôi ở lầu ba, mỗi khi cô chú hát tôi thường mở cửa phòng để nghe rõ hơn". Theo chị, giọng vợ chồng ông Sang truyền cảm khiến người nghe lắng đọng cảm xúc.

Có phong cách trẻ trung, năng động, Đinh Thiên Thuận (23 tuổi, đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận) cho biết mình rất thích hát karaoke. 

Thuê nhà ở một mình và canh lúc xóm vắng vẻ nên Thuận không làm phiền ai, dù dòng nhạc anh chàng chọn là thể loại rock. Yêu thích những nhóm nhạc Việt Nam như Bức Tường và những ca sĩ nước ngoài như Bob Dylan, Thuận thường chọn hát những bài nổi tiếng của những nghệ sĩ này.

Cách đây gần một năm, Thuận mua chiếc micro mini và loa hàng nội địa Nhật Bản hơn 1 triệu đồng. "Từ bé tôi đã yêu thích âm nhạc, tôi cũng tìm hiểu và có chút kiến thức về âm thanh. Tôi chọn loại loa vừa tầm, có âm thanh tốt...".

Thuận nói mình thường sẽ "canh me" khi nào trong khu mình ở vắng vắng người thì sẽ mở loa hát 2-3 bài. "Có khi hàng xóm hoặc bạn bè qua chơi, hát cùng vài bài cũng vui, nhưng không bao giờ hát quá lâu để ảnh hưởng người khác", Thuận chia sẻ.

Cuối năm rền rĩ 'Đắp mộ cuộc tình' - Kỳ 6: Kỳ 7: Hát karaoke lịch sự, tại sao không? - Ảnh 2.

Anh Đinh Thiên Thuận thích hát karaoke nhưng không gây phiền hàng xóm - Ảnh: YẾN TRINH

Karaoke tránh làm phiền hàng xóm

Thuận còn cho biết mình học chơi guitar hơn bốn tháng nay để làm quen với nhạc cụ dây. Trước đó, anh đã biết chơi trống cajon và dự định sẽ học thêm về âm nhạc dân gian. Khi có thời gian, Thuận cũng ghé một vài quán cà phê nhạc và nếu ngẫu hứng sẽ lên hát một bài góp vui.

Thuận nói: "Hát karaoke theo nghĩa tích cực sẽ mang lại niềm vui sau giờ làm việc. Tôi nghĩ âm nhạc là nghệ thuật và mang nét đẹp, nếu hát trật nhịp trật tông thì sẽ thành... trái ngang, làm cho người nghe bực mình, mất đi tính nghệ thuật". Vì vậy, người hát không đạt thì nên ý thức mở âm lượng vừa phải để không ai phải bực bội khi nghe.

Hiện nay, để tránh làm phiền hàng xóm, một số người đã chọn cách hát karaoke tại nhà nhưng đóng kín cửa hoặc ngồi hát trong phòng kín đáo nhất của gia đình. Họ cho rằng nếu mình cảm thấy khó chịu khi hàng xóm hát thì hàng xóm cũng sẽ như vậy, nên cần chú ý mức độ âm thanh để không làm phiền ai.

Chị Hồ Thị Tuyên (40 tuổi, ngụ hẻm đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức) cho hay nhà có năm người gồm vợ chồng chị và ba người con đều thích hát karaoke. "Cách đây hai năm, tôi mua một chiếc micro không dây có thể kết nối với máy tính bảng, tivi thông minh để cả nhà hát với nhau, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi", chị chia sẻ.

Để không ảnh hưởng người xung quanh, chị Tuyên thường hát trong phòng ngủ, cửa ra vào đóng kín. Họ cũng chọn khung giờ hát từ 19h - 20h. Nhà cách âm không tốt, nhưng việc đóng kín hai lớp cửa phòng và cửa nhà của chị đã góp phần giảm tiếng ồn khá nhiều.

Chị Tuyên còn kỹ đến mức thử ra khỏi nhà để nghe xem tiếng karaoke có lọt ra ngoài quá lớn hay không, rồi mới yên tâm hát tiếp. Do đó, đến nay chưa bao giờ chị nghe hàng xóm than phiền gì về việc hát hò của nhà mình.

Ngại hát karaoke ở nhà, nhất là nhà trọ không kín đáo sẽ làm phiền hàng xóm, nhiều người đã chọn ra quán karaoke có dàn âm thanh tốt. 

Hơn nữa, hát tại quán cũng là dịp gặp mặt bạn bè, xả stress mà không sợ gây ồn ào. Cách này thường được sinh viên, dân văn phòng lựa chọn.

Là người trẻ có đam mê hát hò, chị Ngọc Quỳnh (22 tuổi) ý thức được việc này nên chị chấp nhận bỏ tiền cùng bạn bè tìm đến các quán karaoke rồi thỏa sức cất giọng. 

"Phòng karaoke có cách âm nên không gây ảnh hưởng tới ai cả, hát 1-2 tiếng để giải tỏa căng thẳng rồi đi về thôi. Hát karaoke không xấu, quan trọng là mình chọn nơi hát, lúc hát và chỉnh âm thanh như thế nào nếu không có phòng kín để không gây ảnh hưởng tới người khác", chị Quỳnh chia sẻ.

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip về cách phản đối loa "kẹo kéo" gây ồn ào tại chung cư Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Sáng 16-10, một nhóm thanh niên mang loa kẹo kéo xuống sảnh chung cư bật nhạc... đám ma để át âm thanh loa của nhóm người cao tuổi cũng sống chung cư này.

Một thanh niên cho biết sở dĩ làm vậy vì những người cao tuổi này thường xuyên nhảy múa, ca hát gây ồn ào khu vực. Họ dù đã được nhắc nhở nhiều lần, thậm chí bị phản ảnh lên ban quản lý chung cư và yêu cầu ký biên bản không tái diễn, nhưng mọi chuyện vẫn đâu vào đó. Sau khi bị phản đối bằng cách "có một không hai" này, nhóm người cao tuổi đã không còn bật nhạc lớn để hát hò nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ cách xử lý "độc" của nhóm thanh niên này.

Nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ phản ánh bức xúc karaoke gây ồn ào:

q Sợ lắm tiếng ồn của karaoke. Sáng đắp mộ cuộc tình, chiều đi làm về cũng đắp mộ cuộc tình, tối đến vẫn đắp mộ cuộc tình. Loa hát thì phải chỉnh hướng loa ra ngoài đường cho hàng xóm nghe. Qua nhà góp ý thì vẫn để âm thanh hết cỡ luôn, gọi công an thì vẫn phải chờ 22h, gọi 1022 chưa cải thiện được. Khi nào chính quyền mới dẹp được nạn khủng bố tinh thần tiếng ồn của karaoke đây?

Bạn đọc Orchid

- Tôi thấy nói hoài nhưng chính quyền địa phương có nhắc nhở được đâu, có vào cuộc đâu, có xử lý vụ nào đâu.

Bạn đọc Dung

- Nhà nước ơi, nếu chưa cấm được hẳn thì làm ơn cho giờ ngưng hát sớm hơn, chứ tới 22h thì chịu hết nổi, chỉ thiếu điều phải đào hầm trốn "bom" karaoke.

Bạn đọc Anh Hai Cũ

- Không chỉ ở thành phố mới bị karaoke ồn ào đâu, hiện nay ở nông thôn cũng bị hành hạ kinh khủng không kém. Quê tôi ở huyện Đức Huệ, Long An này, nhiều lúc ba bốn nhà cùng mở karaoke ầm ầm như tiếng máy bay. Người thì mua loa to như cái tủ, người thì thuê một lúc cả mấy cái loa chất kín trên xe ba bánh Trung Quốc. Hát hò tức ngực, nhức óc hàng xóm đến nửa đêm, thậm chí 1- 2 giờ sáng là bình thường. Có thấy chính quyền phạt gì đâu?

Bạn đọc Cô Bảy Hương

Hát karaoke để giải trí không xấu. Nó chỉ thành vấn đề khi người hát "tra tấn" hàng xóm, bất chấp giờ giấc, tạo ra "rác" âm thanh.

Kỳ cuối: Từ hát hò ồn ào, nghĩ về văn hóa ứng xử nơi công cộng

Cuối năm rền rĩ "Đắp mộ cuộc tình" - Kỳ 6: Tiệc tùng cứ phải có ca… có la, có hétCuối năm rền rĩ 'Đắp mộ cuộc tình' - Kỳ 6: Tiệc tùng cứ phải có ca… có la, có hét

"Tất niên năm nay tôi làm lớn luôn. Tôi thuê chục bàn trong sảnh nhà hàng, 100 người dự. Nhà hàng khuyến mãi xài dàn loa karaoke suốt tiệc luôn", anh Nguyễn Minh Thái (quận Tân Phú, TP.HCM) nói về bữa tiệc tất niên vừa qua.

Xem thêm: mth.31522446071103202-gnohk-oas-iat-us-hcil-ekoarak-tah-7-yk-6-yk-hnit-couc-om-pad-ir-ner-man-iouc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuối năm rền rĩ 'Đắp mộ cuộc tình' - Kỳ 6: Kỳ 7: Hát karaoke lịch sự, tại sao không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools