Gia tăng nguy cơ
Theo nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế thực hiện năm 2020, tỉ lệ hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử lậu ở học sinh lớp 8-12 là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%.
Ghi nhận tại các quán cà phê sân vườn, ngoài đường hay các con hẻm gần trường học ngày nay rất dễ bắt gặp người dân, từ người lớn đến trẻ ở độ tuổi đi học phì phèo thuốc lá điện tử trong làn khói nghi ngút.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc mua bán thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trong thời gian hiện nay diễn ra công khai, dù đây là mặt hàng chưa được quy định kinh doanh hợp pháp tại nước ta.
Chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm "mua thuốc lá điện tử giá rẻ" trên thanh công cụ Facebook, Google, sàn thương mại điện tử..., trong vòng vài giây có đến hàng trăm ngàn kết quả rao bán công khai các mặt hàng này. Lợi thế đầu tiên của hàng lậu là người mua không cần phải chứng minh bất kỳ điều gì, kể cả yêu cầu cơ bản như độ tuổi hợp pháp để sử dụng thuốc lá.
Ngoài ra, các loại thuốc lá điện tử lậu còn được "ngụy trang" dưới nhiều hình dạng giống như chiếc bút, cây súng, cốc trà sữa..., vừa bắt mắt, vừa "lừa" được phụ huynh.
Mỗi bộ thuốc lá điện tử trên thị trường giá trung bình 500.000 đồng và được "tặng" đủ mùi hương như sô cô la, sầu riêng, trà sữa..., đi kèm với cam kết “khói nhiều khỏi phải lo” của người bán.
"Thuốc này không có giấy chứng nhận gì đâu em, đây là hàng sản xuất ở Trung Quốc nhưng yên tâm hút, không ảnh hưởng đến sức khỏe...", người này tự giới thiệu.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, giảng viên Trung tâm Giáo dục Y học, Trường ĐH Y dược TP HCM cho biết, trước kia thuốc lá điện tử chủ yếu xuất hiện ở nhóm người thành niên trước và sau đại học, nhưng sau đó chúng tiếp tục xâm nhập tới đối tượng trẻ vị thành niên là học sinh cấp 3, thậm chí cấp 2. Đồng thời tỉ lệ sử dụng ở nữ giới cũng gia tăng hơn so trước đây.
Làm thế nào để ngăn chặn?
Tại những nước áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ, chiến lược kiểm soát thuốc lá lại đạt một số kết quả. Một nghiên cứu năm 2018 tại Nhật Bản cho thấy chỉ 0,1% học sinh cấp 2 và cấp 3 sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng hằng ngày, và họ đều đã từng hút thuốc lá điếu trước đó. Hiện tại Nhật Bản vẫn chưa ghi nhận trường hợp sau khi sử dụng thuốc lá làm nóng tiếp tục hút thuốc lá điếu.
Chính vì vậy, chính phủ một số nước hiện dùng khung pháp lý để làm công cụ kiểm soát, song song với ban hành các quy định cấm triệt để và phạt nặng để ngăn chặn các sản phẩm thẩm lậu, phạm pháp.
Hiện có 184/193 nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa thuốc lá làm nóng vào kiểm soát dưới luật kiểm soát thuốc lá hiện hành, trong khi đó 79/111 nước cũng đưa thuốc lá điện tử chịu sự quản lý của pháp luật.
PGS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y dược TP.HCM cho rằng những lời quảng cáo “có cánh” đã tô vẽ thuốc lá điện tử lậu hiện nay là sản phẩm vô hại để nhắm chủ yếu là giới trẻ. Theo PGS Đức, việc ngăn chặn giới trẻ là điều không dễ khi việc tiếp cận các sản phẩm lậu này là rất dễ dàng.
Theo ghi nhận, đến nay, các trường hợp ngộ độc thuốc lá điện tử tại Việt Nam đều do tinh dầu nhập lậu hoăc tự bào chế, cho thêm cần sa, ma túy hoặc các chất cấm khác vào.
Thực trạng này cũng đã từng xảy ra tại Mỹ năm 2019 và căn bệnh EVALI và hàng loạt ca tổn thương phổi do sử dụng thuốc lá điện tử. Theo đó, FDA và CDC Hoa Kỳ đã xác định vitamin E acetate là hóa chất được dùng trong các hộp chứa tinh dầu có chất THC trái phép chính là nguyên nhân gây bệnh EVALI.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng đối với giới trẻ phải có nhiều chương trình giáo dục bên cạnh các chính sách kiểm soát của nhà nước.“Chúng ta triển khai chiến dịch truyền thông về TLTHM rất tốt, tuy nhiên cần bền bỉ và lâu dài. Ngoài chiến dịch truyền thông về thuốc lá điếu nếu kết hợp truyền thông với thuốc lá điện tử rất hữu hiệu. Y tế và giáo dục phải kết hợp cùng nhau tạo ra những buổi sinh hoạt tuyên truyền giáo dục cho giới trẻ”, BS. Hoàng cho hay.
Khi khung pháp lý kiểm soát TLTHM được triển khai đầy đủ và toàn diện, có đủ điều kiện để cắt nguồn cung cấp hàng phi pháp đến giới trẻ. Đồng thời, áp dụng Luật phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành cho các sản phẩm TLTHM thì khả năng tiếp xúc với TLTHM ở những người chưa đủ 18 tuổi sẽ không còn dễ dàng, lỏng lẻo như hiện nay.
TTO - Các loại thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử... hiện chưa được phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam. Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết để bảo vệ sức khỏe người dân đề nghị không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Xem thêm: mth.13315816171103202-coun-gnort-gnah-taos-meik-ual-gnah-mac-iom-eh-eht-al-couht/nv.ertiout