Ngày 18-1, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Viện Kiểm sát truy tố ông Nguyễn Quang Tuấn về cùng tội danh trên.
Các cựu lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội cùng bị truy tố gồm: Hoàng Thị Ngọc Hưởng - cựu phó giám đốc; Nguyễn Thị Dung Hạnh - cựu kế toán trưởng; Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh - cùng là cựu phó trưởng phòng phụ trách phòng vật tư.
Bảy người còn lại bị đề nghị truy tố gồm các cựu lãnh đạo, nhân viên của Công ty Kim Hòa Phát, Công ty CP đầu tư và định giá AIC, Công ty cổ phần thiết bị y tế Hoàng Nga.
Ông Nguyễn Quang Tuấn thông đồng bàn bạc trước giá thiết bị với nhà thầu
Theo cáo trạng, từ năm 2015, ông Nguyễn Quang Tuấn đã có chủ trương cho một số doanh nghiệp được ký gửi vật tư tại Bệnh viện Tim Hà Nội, để bệnh viện sử dụng trước, sau đó chỉ đạo cấp dưới hợp thức, hoàn thiện các thủ tục cho các doanh nghiệp trúng thầu để thanh toán.
Do có mối quan hệ quen biết từ trước, chủ tịch Công ty Hoàng Nga và chủ tịch Công ty Kim Hòa Phát đã đến đặt vấn đề với ông Tuấn để được bán mặt hàng vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch (stent) vào bệnh viện.
Tuy nhiên giá bán các thiết bị y tế này sẽ theo thỏa thuận từ trước giữa ông Tuấn với lãnh đạo các công ty trên.
Thời điểm đó, Đoàn Trọng Bình là thành viên hội đồng mua sắm, thành viên tổ thẩm định đấu thầu. Bình biết rõ việc ông Nguyễn Quang Tuấn đồng ý cho Công ty Kim Hòa Phát ký gửi stent cũng như bán thiết bị này vào bệnh viện theo giá công ty đề nghị.
Do vậy, khi lập danh mục mua sắm và dự toán các gói thầu năm 2016, Bình đã yêu cầu Công ty Kim Hòa Phát cung cấp thêm ba báo giá của ba đơn vị đối với mặt hàng stent và các mặt hàng can thiệp tim mạch khác.
Trong đó, báo giá của Công ty Kim Hòa Phát được để giá thấp nhất nhằm dễ dàng trúng thầu. Hành vi này bị kết luận làm mất tính công bằng, minh bạch của hoạt động đấu thầu.
Danh mục cũng được giám đốc bệnh viện sửa lại là 807 mặt hàng, tổng trị giá gần 400 tỉ đồng để phù hợp với kế hoạch chi năm 2016.
Phó giám đốc bệnh viện Hoàng Thị Ngọc Hưởng còn cùng với Bình liên lạc, thông đồng với Công ty thẩm định giá AIC để hợp thức hồ sơ, chỉ định công ty này là đơn vị thẩm định giá trái quy định.
Lãnh đạo bệnh viện đã thông đồng để đơn vị thẩm định giá làm theo "đặt hàng" đúng giá trên danh mục mua sắm do bệnh viện cung cấp.
Cơ quan truy tố xác định những hành vi trên cũng được làm theo chỉ đạo của giám đốc Nguyễn Quang Tuấn.
Bệnh viện Tim Hà Nội, Công ty Kim Hòa Phát, Công ty CP đầu tư và định giá AIC đã thông đồng về giá dự toán trong danh mục mua sắm và giá kế hoạch đấu thầu mặt hàng stent để đơn vị này tham gia dự thầu, nâng giá cao hơn thị trường, cáo trạng nêu.
Yêu cầu nhà thầu hằng năm hỗ trợ bệnh viện cả trăm triệu
Đối với ba gói thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn năm 2017, theo viện kiểm sát, ông Nguyễn Quang Tuấn và Linh biết giá trúng thầu các mặt hàng của năm trước đã có sự thông đồng là sai quy định nhưng vẫn tiếp tục chỉ đạo, áp dụng đơn giá này vào hồ sơ, quyết định chỉ định thầu.
Viẹc hợp thức cùng chiêu "thông thầu" của lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội với Công ty Kim Hòa Phát như trên xảy ra ở bốn gói thầu, trong đó có một gói đấu thầu rộng rãi năm 2016 và ba gói chỉ định thầu năm 2017.
Hành vi này của Phan Tuấn Đạt, Nguyễn Quang Tuấn và những người liên quan trong gói thầu mua sắm stent với Công ty Kim Hòa Phát bị xác định gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 6,5 tỉ đồng.
Lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội còn bị cáo buộc cùng với lãnh đạo Công ty Hoàng Nga cũng thực hiện nhiều chiêu "thông thầu", gian lận thầu tại năm gói thầu khác gây thiệt hại hơn 47 tỉ đồng.
Viện kiểm sát kết luận ông Nguyễn Quang Tuấn và các bị can gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 53,6 tỉ đồng.
Đáng chú ý, bản cáo trạng còn cho thấy ông Tuấn đã chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán với các nhà thầu đề nghị họ "hỗ trợ" Bệnh viện Tim Hà Nội từ 2-5% gói thầu.
Trong đó, Công ty Hoàng Nga hằng năm hỗ trợ bệnh viện 300 triệu đồng, Công ty Kim Hòa Phát hằng năm hỗ trợ 60 triệu đồng. Các khoản tiền hỗ trợ này đều không được phòng kế toán của bệnh viện hạch toán vào sổ sách.
Ông Nguyễn Quang Tuấn và chủ tịch Công ty Hoàng Nga còn khai nhận, vào các dịp Tết năm 2016, 2017 doanh nghiệp này đã biếu giám đốc bệnh viện tổng cộng 10.000 USD.
Mục đích của việc biếu tiền trên là để "cảm ơn ông Tuấn đã tạo điều kiện cho Công ty Hoàng Nga trúng thầu", cáo trạng nêu.
Viện kiểm sát đánh giá ông Tuấn hợp tác tích cực, chủ động khai báo, nộp hơn 6 tỉ khắc phục hậu quả và có nhiều thành tích trong quá trình công tác, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.
Ông Nguyễn Quang Tuấn từng là giám đốc của hai bệnh viện lớn, sau khi rời Bệnh viện Tim Hà Nội, ông làm giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.
Giữa tháng 5-2021, Hội đồng Bầu cử quốc gia có nghị quyết cho ông rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư ngành y năm 2017.
Ông Nguyễn Quang Tuấn từng là giám đốc của hai bệnh viện lớn, sau khi rời Bệnh viện Tim Hà Nội, ông làm giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.
Giữa tháng 5-2021, Hội đồng Bầu cử quốc gia có nghị quyết cho ông rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư ngành y năm 2017.
Cơ quan điều tra xác định hành vi sai phạm của ông Nguyễn Quang Tuấn liên quan đến đấu thầu, mua sắm thiết bị tại Bệnh viện Tim Hà Nội gây thiệt hại tài sản nhà nước 53,8 tỉ đồng.