vĐồng tin tức tài chính 365

Rộ sản phẩm làm đẹp cấp tốc mùa tết không rõ nguồn gốc, mập mờ chất lượng

2023-01-18 13:49

Đủ xuất xứ, giá cả

Trước đây, để có mắt hai mí to rõ, nhiều bạn gái đã phải sử dụng miếng dán mí bằng nhựa. Nhược điểm của sản phẩm này là cộm mắt, miếng dán dễ bị rớt. Hiện nay thị trường xuất hiện một sản phẩm cải tiến hơn là bút kích mí mắt.

Nhân viên cửa hàng M.S (đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TPHCM) đưa chúng tôi xem một sản phẩm có tên Etude House My Beauty Tool, giá 45.000 đồng, được cho là nhập từ Hàn Quốc; nhưng sản phẩm không hề có nhãn phụ như quy định. Hình dáng sản phẩm như thỏi son với một đầu nhọn như cây bút, bên trong chứa dung dịch màu trắng sữa. “Chị cứ dùng bút kẻ theo chiều mí mắt, đợi cho lớp gel khô rồi dùng thanh nhựa tạo mí mắt to nhỏ như mong muốn. Sản phẩm này bán chạy hơn miếng dán mí vì tiện, độ bám dính cao, giữ được mắt hai mí suốt cả ngày” - nhân viên tại đây giới thiệu với chúng tôi.

Người bán quảng cáo các sản phẩm như bút kích mí, gel khoá son, miếng dán hình xăm... là mới xuất hiện,
Các sản phẩm như bút kích mí, gel khóa son, miếng dán hình xăm... được bày bán khá nhiều tại các chợ truyền thống

Cùng là sản phẩm này, tại cửa hàng Chiaki của Nhật đang bán với giá 110.000 đồng, đang giảm còn 89.000 đồng/sản phẩm. Quan sát sản phẩm tại cửa hàng Chiaki thì màu sắc đậm hơn, trên sản phẩm và ngoài vỏ hộp đều có ghi rõ dòng chữ thương hiệu nhà sản xuất Etude House, trong khi sản phẩm tại cửa hàng M.S thì màu nhợt nhạt, thông tin trên sản phẩm chỉ có dòng chữ Etude, nên khả năng rất cao sản phẩm này là hàng nhái.

Bút kích mí mắt được cho hàng nội địa Trung Quốc chỉ có giá 10.500 đồng/sản phẩm nếu mua từ 10 sản phẩm trở lên
Bút kích mí mắt được cho là hàng nội địa Trung Quốc, chỉ có giá 20.000 đồng/sản phẩm nếu mua từ 10 sản phẩm trở lên

Bút kích mí hiệu Bobeini cũng đang được quảng cáo rầm rộ trên Facebook với giá 40.000 đồng/sản phẩm, song giá tại các sàn thương mại điện tử chỉ từ 20.000 đồng/sản phẩm. Theo tư vấn của các điểm bán thì đây là hàng nội địa Trung Quốc nên không có nhãn phụ, chuyên xuất khẩu đi các nước Mỹ, Hàn Quốc (do trên vỏ hộp có ngôn ngữ của hai nước này nên được các điểm bán "nổ" với người mua). Hay như bút kích mí hiệu Liphop, của Trung Quốc, có nơi bán giá 80.000 đồng/sản phẩm nhưng có nơi chỉ 30.000 đồng/sản phẩm, không hề có nhãn phụ. “Nếu em mua 10 sản phẩm thì giá chỉ 10.500 đồng/sản phẩm, càng nhiều giá càng rẻ” - một người bán nói với chúng tôi.

Bút kích mí đang được quảng cáo rầm rộ, được cho của Hàn Quốc nhưng sản phẩm bán trên thị trường không hề có nhãn phụ.
Bút kích mí đang được quảng cáo rầm rộ, được cho là của Hàn Quốc nhưng sản phẩm bán trên thị trường không hề có nhãn phụ

Ghi nhận tại chợ Bàn Cờ (quận 3, TPHCM) chúng tôi thấy có nhiều sản phẩm làm đẹp nghe qua rất tiện lợi. Thay vì tốn tiền đi thẩm mỹ viện để xóa sẹo, xóa hình xăm thì có thể mua miếng dán che sẹo, hình xăm Sakuratape của Nhật Bản, giá 250.000-550.000 đồng/sản phẩm (gồm 2 miếng dán, tùy theo kích thước mà giá khác nhau), khả năng bám dính trong 3-4 ngày. Hình ảnh quảng cáo trên vỏ hộp rất bắt mắt, miếng dán có 5 tông màu (trắng hồng, trắng sáng, da tự nhiên, da ngăm, da tự nhiên vàng), chỉ cần dán đúng tông màu da thì người đối diện khó nhận ra đó là miếng dán. Hoặc khách hàng có thể thoải mái đánh son môi mà không sợ nuốt son khi ăn nhờ có gel khóa son môi, đủ loại của Nhật, nội địa Trung Quốc với giá 280.000 đồng/tuýp. “Mấy sản phẩm này đang rất hot trên Tiktok, nhu cầu mua sử dụng dịp tết này gấp đôi so với ngày thường” - chủ sạp này nói với chúng tôi.

Không như quảng cáo

Chúng tôi nhờ một vài người bạn đang sống tại Nhật tìm hiểu về miếng dán Sakuratape thì được biết ở Nhật không có sản phẩm nào gọi là dán sẹo, dán hình xăm như quảng cáo. Loại mà chúng tôi đang tìm hiểu thật ra là băng keo dính, có giá từ 10.000-15.000 đồng/sản phẩm. Nếu dán sản phẩm lên da sẽ hiện lên lớp keo trông rất mất thẩm mỹ, không thể tiệp với da đến mức “dán mà như không dán” như quảng cáo.

Cách gọi lập lờ và quảng cáo quá lố này nhằm nâng giá bán sản phẩm, đánh lừa người tiêu dùng. Theo phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Diệp - Trưởng đơn vị Da Liễu và Thẩm Mỹ Da, Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM - trên miếng dán có chất kéo dính, liệu chất keo trên sản phẩm trôi nổi này có được kiểm nghiệm hay chưa? Các loại miếng dán này thường dai, kín, không thấm hút nên mồ hôi có thể đọng lại trong miếng dán, cộng với lớp keo không rõ thành phần có thể khiến vùng da dán bị dị ứng, ngứa. Thay vì dùng miếng dán, các bạn nữ có thể sử dụng các loại kem che khuyến điểm, vừa hiệu quả, vừa thẩm mỹ cao.

Miếng dán hình xăm có giá trên trời nhưng không khác gì miếng băng keo dán
Miếng dán hình xăm có giá trên trời nhưng không khác gì miếng băng keo dán
Miếng dán che hình xăm thật ra giống như miếng băng keo dán hoặc salonpas
Chất lượng thật sự không giống như hình ảnh quảng cáo 

Tương tự, với sản phẩm bút kích mí mắt, tại phần đánh giá sản phẩm trên một số trang thương mại điện tử, không ít khách phản ánh rằng khi kẻ lên mắt keo bị vón cục, rất khó chịu cho mắt. Gel khóa son môi khiến môi như bị phủ một lớp keo, rất nặng nề, sau đó môi bị khô.

Nói bút kích mí mắt, bác sĩ Ngô Anh Kiệt - Trưởng Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Triều An - cho biết, trong bút kích mí sẽ có keo dùng để dán mí. Trong phẫu thuật nâng cung chân mày, cắt mí mắt, các bác sĩ hay dùng keo sinh học để gắn vào đường mổ, khép dính hai mép vết mổ lại, tạo ra một màng bảo vệ cho vết thương. Keo sẽ tạo thành màng phim trong 3 phút dán và sẽ tự tróc sau 5-7 ngày. Song loại keo sinh học này có giá thành khá cao, được kiểm chứng không nguy hại cho sức khoẻ. “Keo trong bút kích mí có giá thành rẻ, không rõ nguồn gốc thì chất lượng không thể đảm bảo. Khi dán vào mí mắt bị căng, dễ gây sưng đau, đỏ. Nếu chẳng may keo này dính vào mắt trong quá trình sử dụng thì có thể gây kích ứng hoặc viêm nhiễm cho mắt” - bác sĩ Ngô Anh Kiệt cảnh báo.

Tiến sĩ Huỳnh Khánh Duy - Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường đại học Bách Khoa TPHCM - nói, nếu trong thành phần son môi thông thường sẽ có sáp, dầu, màu, chất giữ ẩm thì gel khóa son này cũng giống như dòng son Lip Stain (còn gọi là son lì dạng nước, có độ bám da cao), thay vì có màu thì nay trong suốt không màu, có thành phần chủ yếu là cồn. Khi phủ lớp gel này lên lớp son trước đó sẽ giúp màu son môi ít lem ra đồ vật khi môi tiếp xúc vào, song do có cồn nên sẽ dễ gây khô môi giống như chia sẻ của một số người dùng.

Trong gel khóa son môi này sẽ có một số chất nhũ hóa, chất làm ẩm như Poly perfluoro methyl isopropyl ether - bị nghi ngờ có liên quan đến ung thư hoặc gây rối loạn hệ nội tiết, thay đổi về hormone tuyến giáp hoặc nội tiết sinh dục do có thể bị lẫn hoặc sinh ra hợp chất PFOA (Perfluorooctanoic acid) trong quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa bên trong cơ thể.

"Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong các loại son môi thông thường, son bóng không màu, son dạng gel, nước… có chứa đến 9 loại kim loại nặng khác nhau bao gồm chì, crôm, cadimi, mangan, nhôm… Nếu cần thiết phải dùng son thì nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có nhãn phụ ghi thành phần, có đăng ký chất lượng với cơ quan chức năng. Thay vì dùng gel khóa son môi, trước khi ăn có thể lau sạch son để tránh nuốt son vào cơ thể” - tiến sĩ Huỳnh Khánh Duy nói.

Thanh Hoa

Xem thêm: lmth.1072841a-gnoul-tahc-om-pam-cog-nougn-or-gnohk-tet-aum-cot-pac-ped-mal-mahp-nas-or/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Rộ sản phẩm làm đẹp cấp tốc mùa tết không rõ nguồn gốc, mập mờ chất lượng ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools