vĐồng tin tức tài chính 365

USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ rủi ro, yen và vàng lao dốc

2023-01-19 10:03

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn tin rằng đồng USD đã đạt đến đỉnh điểm và xu hướng chung là đang giảm.

Joe Manimbo, nhà phân tích thị trường cấp cao của Convera ở Washington, cho biết: "Đồng đô la tăng giá trở lại do triển vọng lạm phát của Mỹ tiếp tục xấu đi và chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là quyết tâm chống lạm phát". Tuy nhiên, "Đồng đô la có thể sẽ tiếp tục đi xuống nếu thị trường vẫn tin rằng lãi suất của Mỹ sẽ được điều chỉnh giảm vào cuối năm nay".

Trong thời gian gần đây, đồng bạc xanh giảm mạnh sau khi một loạt dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ đang yếu đi, cho thấy Fed có thể sắp phải tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất.

Trong phiên thứ Tư (18/1), việc bán tháo đồng đô la vẫn diễn ra vào đầu phiên, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì lãi suất cực thấp. Đồng yen Nhật ban đầu tăng mạnh do kỳ vọng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong những tháng tới, như các ngân hàng đồng cấp.

Tuy nhiên, các quan chức Fed hôm thứ Tư đã làm giảm kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương Mỹ sắp kết thúc chính sách thắt chặt. Theo đó, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết Fed cần tăng lãi suất để đạt ngưỡng khoảng 5,00% đến 5,25% để kiềm chế lạm phát.

Về phần mình, Chủ tịch Fed St. Louis, James Bullard, cho biết Fed nên áp dụng lãi suất chính sách trên 5% "càng nhanh càng tốt" trước khi cần thiết phải tạm dừng tăng lãi suất để chống lại sự bùng phát lạm phát.

Những bình luận của họ đã đẩy chứng khoán Mỹ giảm điểm và kéo dài đà phục hồi của trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Chỉ số chứng khoán Dow Jones giảm 613,89 điểm, tương đương 1,81%, xuống 33.296,96, S&P 500 mất 62,11 điểm, tương đương 1,56%, xuống 3.928,86, trong khi Nasdaq Composite giảm 138,10 điểm, tương đương 1,24%, xuống 10.957,01. Phiên giảm điểm hôm thứ Tư là phiên giảm điểm đầu tiên của Nasdaq sau 8 phiên tăng, trong khi S&P và các mã giảm điểm đều chứng kiến mức giảm phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 15 tháng 12.

Kết thúc phiên 18/1, đồng USD tăng so với các loại tiền tệ liên quan đến hàng hóa như đô la Úc, đô la New Zealand và đô la Canada - vốn nhạy cảm với yếu tố rủi ro.

Theo đó, đô la Úc giảm 0,7% xuống 0,6936 USD, sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái; đô la New Zealand giao dịch không đổi trong ngày, ở mức 0,6430 USD, trước đó trong phiên có lúc tăng lên mức cao nhất trong một tháng; đô la Canada cũng giảm 0,8% xuống 1,3497 CAD.

Đáng chú ý, đồng USD trước đó đã giảm sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 12 giảm nhiều hơn dự kiến do lượng mua xe cơ giới và một loạt hàng hóa khác giảm. Cụ thể, doanh số bán lẻ tháng 12 giảm 11% so với tháng 11. Dữ liệu của tháng 11 đã được sửa đổi để cho thấy doanh số bán hàng giảm 1,0% thay vì 0,6% như báo cáo trước đó.

Thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm 0,5% trong tháng 12 sau khi tăng 0,2% trong tháng 11. Tuần trước, dữ liệu đã cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tháng 12 giảm lần đầu tiên trong vòng 2,5 năm.

Juan Perez, giám đốc phụ trách giao dịch của Monex USA ở Washington, cho biết: "Số liệu PPI và doanh số bán lẻ cho thấy áp lực giảm lạm phát đang diễn ra.

Một dữ liệu khác cũng cho thấy sản lượng sản xuất của Mỹ cũng giảm 1,3% trong tháng 12, nhiều hơn mức dự kiến.

Tại Nhật Bản, BOJ giữ nguyên các mục tiêu kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), được đặt ở mức -0,1% đối với lãi suất ngắn hạn và khoảng 0% đối với lợi suất kỳ hạn 10 năm. Họ cũng không thay đổi quy định cho phép lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm di chuyển trong biên độ 50 điểm cơ bản quanh mức 0%.

Đồng USD đã tăng mạnh, tới 2,7% lên 131,58 JPY, sau khi BOJ thông báo kết quả cuộc họp, trước khi hạ nhiệt về cuối phiên, kết thúc ở mức tăng 0,6% đạt 128,825 JPY.

Một số nhà phân tích cho biết BOJ có thể sẽ sớm thắt chặt chính sách và đồng tiền này sẽ trở lại xu hướng tăng.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc phiên 18/1 về lại mức 102,35 như cuối phiên 17/1.

Đồng bảng Anh tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần ngay cả khi lạm phát giá tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng do CPI cơ bản vẫn duy trì ở mức cao, 6,3%. Đồng bảng Anh kết thúc phiên tăng 0,4% lên 1,2336 GBP.

Đồng euro ít thay đổi trong phiên vừa qua, kết thúc ở mức 1,0790 USD/EUR. Trước đó, euro đã tăng mạnh sau khi một thành viên Ngân hàng Trung ương châu Âu, Francois Villeroy de Galhau, cho biết còn quá sớm để suy đoán về những gì ngân hàng trung ương sẽ làm trong cuộc họp vào tháng Ba tới. Phát ngôn của ông được đưa ra sau khi các phương tiện truyền thông hôm 17/1 đưa tin ECB có thể tiếp tục giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ trong kỳ họp tháng Ba.

Chứng khoán Châu Âu tiếp tục chuỗi ngày tăng điểm dài nhất kể từ tháng 11 năm 2021, được thúc đẩy nhờ một số công ty lớn báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của các công ty công nghệ và công ty khai thác, với sự lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã nâng cổ phiếu của hãng sản xuất hàng xa xỉ với Hermes có lúc đạt mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu kết thúc phiên tăng 0,2%, kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ 6 liên tiếp,

USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ rủi ro, yen và vàng lao dốc - Ảnh 1.

Cập nhật tỷ giá các tiền tệ chủ chốt

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tuần so với đồng USD do USD mạnh lên và nhu cầu theo mùa đối với đồng bạc xanh gia tăng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày.

Trong những ngày gần đây, các nhà đầu tư hy vọng về sự phục hồi kinh tế sau khi mở lại biên giới đã củng cố đồng nhân dân tệ và tài sản của Trung Quốc. Tuy nhiên, biến động của đồng tiền này cũng gia tăng, với việc đồng nhân dân tệ chạm mức cao nhất trong 6 tháng vào tuần này trước khi hạ nhiệt, một phần là do các yếu tố theo mùa.

Kết thúc phiên 18/1, nhân dân tệ giảm 188 pip xuống 6,7877 CNY. Giá trị của đồng nhân dân tệ so với các đối tác thương mại chủ chốt - CFSCNYI - đã suy yếu qua mức quan trọng là 100 xuống 99,91 vào thứ Tư (18/1), giảm 0,55% so với phiên trước đó, là mức thấp nhất kể từ ngày 5 tháng 1.

Đồng Bitcoin quay đầu giảm do USD mạnh lên, nhưng vẫn trên ngưỡng 20.000 USD. Kết thúc phiên 18/1, Bitcoin ở mức giá 20/736 USD.

USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ rủi ro, yen và vàng lao dốc - Ảnh 2.

Giá Bitcoin ngày 18/1.

Giá vàng giảm hơn nữa trong phiên vừa qua do dữ liệu kinh tế mới của Mỹ không khả quan, nhưng vẫn duy trì trên ngưỡng 1.900 USD do các thành viên chủ chốt của Fed báo hiệu ý định tiếp tục đẩy lãi suất cao hơn nữa để chống lạm phát.

Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,2% xuống 1.904,84 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức thấp 1896,32 USD; vàng kỳ hạn tháng 2 giảm 0,2% xuống 1.907 USD.

Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cao cấp của RJO Futures, cho biết: "Chúng ta đang chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh lớn hơn ở đây.

"Chúng tôi đã chứng kiến một đợt bán tháo mạnh đối với lợi tức trái phiếu 10 năm - từ mức chỉ 4% xuống còn 3%. Đồng thời, chúng tôi đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của các kim loại. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy một sự thoái lui của vàng sau đợt tăng giá gần đây... vàng có thể bị bán tháo khoảng 150 đô la so với mức hiện tại, và một lần nữa trở thành cơ hội mua vào."

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

Xem thêm: nhc.83113146091103202-cod-oal-gnav-av-ney-or-iur-et-neit-cac-iov-os-hnam-aig-gnat-dsu/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ rủi ro, yen và vàng lao dốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools