Hình ảnh 3D về biểu tượng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ảnh: REUTERS/TTXVN
Số tiền huy động sẽ được dành để đầu tư cho an ninh, chăm sóc sức khỏe, hạ tầng, giáo dục, tuyển dụng và các dự án năng lượng tái tạo. Trái phiếu 3 năm nói trên sẽ trả cho các nhà đầu tư mức lãi suất 4,5% và sẽ được xếp vào loại “trái phiếu phát triển bền vững”. Loại trái phiếu này kêu gọi các nhà đầu tư tìm cách sử dụng các nguồn lực của mình một cách có ích hơn cho môi trường và xã hội.
Người đứng đầu Quỹ, bà Martine Mills Jansen cho biết các ngân hàng trung ương ở Trung Đông, châu Âu và châu Á cũng như các thể chế “chính thức” khác, kể cả ở Mỹ, chiếm 62% số nhà đầu tư mua trái phiếu này. Các ngân hàng thương mại chiếm 19%, các nhà quản lý tài sản và bảo hiểm cũng như quỹ lương hưu chiếm hầu hết phần còn lại. Xét về địa lý, 52% khách hàng mua trái phiếu đến từ châu Âu, Trung Đông và châu Á, 27% đến từ châu Á – Thái Bình Dương và 21% đến từ Bắc Mỹ.
Theo bà Mills Jansen, Quỹ Phát triển quốc tế OPEC hiện có kế hoạch phát hành trái phiếu bằng đồng USD trên cơ sở thường niên và một trong những quy định của Quỹ là chỉ đầu tư vào các nước không phải là thành viên OPEC.
Quỹ Phát triển quốc tế OPEC ban đầu định bán trái phiếu từ năm 2022 nhưng đã phải lùi kế hoạch này khi lãi suất trên toàn cầu tăng mạnh do lạm phát và xung đột tại Ukraine.