vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ động sống xanh

2023-01-25 10:26

Nhu cầu tài chính xanh lớn

Trong khu vực ASEAN, 91% người nói rằng, họ muốn có nhiều phương thức đầu tư và tài chính bền vững hơn. Ở Việt Nam có tỷ lệ khá tương tự, với 87% đồng ý rằng, đầu tư bền vững sẽ trở nên phổ biến hơn trong 3 - 5 năm tới. Người tiêu dùng dần nhận ra những lựa chọn hàng ngày của họ từ nơi họ sống và cách họ di chuyển, đến những khoảng đầu tư của họ sẽ tạo ra sự khác biệt cho môi trường.

Cùng với sự thay đổi trong thái độ và hành vi người tiêu dùng, một điểm nhấn quan trọng trong sự dịch chuyển hướng đến một tương lai bền vững hơn là tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của thế giới khi công bố tham vọng đạt được mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050.

Mục tiêu đầy tham vọng này chắc chắn cần nguồn vốn đầu tư quy mô tương xứng, ở đó, ngành tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ huy động dòng vốn vào các dự án năng lượng sạch và giảm rào cản trong đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng này, Nhóm Các nước đối tác quốc tế (International Partners Group - IPG) đứng đầu là Liên minh Châu Âu (EU) và Vương quốc Anh, cam kết huy động từ 7,75 tỷ USD trong vòng 3 - 5 năm nhằm giúp Chính phủ Việt Nam triển khai Thỏa thuận Hợp tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership - JETP).

Ông Noel Quinn, Tổng giám đốc Tập đoàn HSBC cho biết: “HSBC cam kết hỗ trợ khách hàng tại các thị trường mới nổi nhằm giảm phát thải theo hướng hỗ trợ duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo nguồn cung năng lượng lâu dài. JETP là một cơ chế, trong đó chúng tôi có thể tham gia sâu sát vào quá trình đạt được mục tiêu này và chúng tôi rất mong được làm việc với các đối tác ở Việt Nam nhằm hỗ trợ đất nước chuyển dịch sang cân bằng phát thải”.

Cụ thể hơn, bà Celine Herweijer, Giám đốc Phát triển bền vững của Ngân hàng HSBC cho biết, HSBC cam kết đồng hành với Việt Nam trong quá trình chuyển dịch năng lượng. Sau cam kết của Việt Nam tại COP26, HSBC đã thu xếp 12 tỷ USD cho riêng thị trường Việt Nam và tới nay, tiến độ giải ngân đạt được là khả quan. Các sản phẩm tài chính xanh như trái phiếu xanh sẽ thiết lập tiêu chuẩn cho khối tư nhân có thể tiếp cận nguồn vốn quốc tế phục vụ các mục tiêu tái cơ cấu các lĩnh vực theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính, xanh hóa các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và nâng cao khả năng chống chịu trong quá trình chuyển đổi. Việc huy động nguồn lực từ lĩnh vực nhà nước và tư nhân một cách hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng xanh là hết sức cần thiết, đặc biệt, nguồn vốn cần thiết cho quá trình chuyển đổi này là rất lớn.

“Đây là lĩnh vực mà các định chế tài chính như Standard Chartered có thể tư vấn cho Chính phủ về mặt chính sách, theo chuẩn mực toàn cầu. Từ đó, thu hút nguồn vốn bền vững để phục vụ cho chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi tạo ra những tác động tích cực cả về khía cạnh kinh tế lẫn xã hội cho người dân”, bà Michele Wee cam kết.

Đi đúng hướng

Để trở thành công xưởng hàng đầu của thế giới, Việt Nam cần một lộ trình nhanh chóng để áp dụng năng lượng xanh và khuôn khổ tài chính xanh hợp lý cho các dự án có khả năng vay vốn ngân hàng.

Từ năm 2018, tín dụng xanh đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng được quan tâm và tăng hạn mức đầu tư. Tuy vậy, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh vẫn khá hạn chế và cần được đẩy mạnh hơn. Việc Lego lựa chọn Việt Nam để đặt nhà máy sản xuất trung hòa carbon đầu tiên được coi là lá phiếu đầu tiên cho sự tin tưởng của doanh nghiệp này vào khả năng cung cấp của Việt Nam.

Theo bà Michele Wee, Việt Nam có một triển vọng tươi sáng trong trung và dài hạn nhờ cơ cấu dân số thuận lợi, lực lượng lao động trẻ, các yếu tố nền tảng trong nước ngày càng được cải thiện, sự hội nhập mạnh mẽ với thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Chúng tôi tiếp tục tập trung vào nắm bắt tối đa các cơ hội mà thị trường mang lại để đưa hoạt động kinh doanh lên những tầm cao mới và hiện thực hóa các cam kết toàn cầu về thúc đẩy việc đạt được mức phát thải ròng bằng ‘0’, thúc đẩy nhiều thành phần trong xã hội tham gia vào quá trình phát triển kinh tế và tái định hình toàn cầu hóa”, bà Michele Wee nói.

Cùng quan điểm các tổ chức tài chính sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ thích ứng với khí hậu và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đại diện UOB cho biết: “Chúng tôi giúp các doanh nghiệp phát triển một cách có trách nhiệm bằng cách đảm bảo tài chính gắn liền với những kết quả có tính bền vững. Chúng tôi là một mắt xích quan trọng trong việc hướng đến một tương lai xanh hơn cho thế hệ mai sau của Việt Nam”.

Tuy nhiên, để vươn lên trở thành công xưởng hàng đầu của thế giới một cách bền vững, các ngân hàng nước ngoài chung nhận định, Việt Nam cần một lộ trình nhanh chóng để áp dụng năng lượng xanh và khuôn khổ tài chính xanh hợp lý cho các dự án có khả năng vay vốn ngân hàng.

Bà Michele Wee đề xuất lộ trình với các bước trọng tâm để thực hiện hai khía cạnh trên.

Bước 1 - Phát triển các công cụ tài chính chuyển tiếp. Các tổ chức sẽ cần nâng cao năng lực quản trị, chính sách và thủ tục của mình để tuân thủ các yêu cầu về tính bền vững của các tổ chức cho vay quốc tế. Ngoài ra, cần phải cân nhắc trong suốt vòng đời của một khoản đầu tư hoặc khoản vay hoặc quy trình bảo lãnh phát hành để xác định nơi có thể đưa thêm các động lực khuyến khích chuyển đổi này.

Bước 2 - Chuẩn bị cho Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), gồm giá trị phi tài chính mà một tổ chức tạo ra cho các bên liên quan. Báo cáo tổng hợp với các tiêu chí về biến đổi khí hậu được tổng hợp thống nhất trong báo cáo tài chính, yêu cầu đảm bảo tính bền vững.

Bước 3 - Bắt đầu chuyển đổi danh mục đầu tư. Các tổ chức cũng sẽ cần đánh giá tiềm năng chuyển đổi danh mục đầu tư của mình. Bà Michele Wee khuyến nghị: “Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tài chính tại Việt Nam thiết lập các công bố thông tin liên quan đến rủi ro khí hậu theo các khuyến nghị của TCFD - Tổ công tác về Công bố tài chính liên quan đến khí hậu và thực hiện việc thiết lập mục tiêu phát thải ròng bằng ‘0’”.

Bước 4 - Các yếu tố trong quá trình chuyển đổi. Các tổ chức tài chính nên tính đến các yếu tố tác động xã hội trong đánh giá tài chính để đảm bảo quá trình chuyển đổi thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” được thực hiện theo cách thức bình đẳng và toàn diện cho tất cả các bên liên quan.

Trong diễn biến có liên quan, một báo cáo của UOB cho biết thêm: “Ngoài việc đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng, các giải pháp xanh còn giúp các doanh nghiệp phát triển thịnh vượng hơn. Hơn 83% người dân Việt Nam cảm thấy rằng, các công ty áp dụng các giải pháp bền vững có khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài và mang lại giá trị dài hạn cho các bên liên quan, nhân viên và cộng đồng”.

Xem thêm: lmth.778313tsop-hnax-gnos-gnod-uhc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Chủ động sống xanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools