vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng gồng mình” trước những thách thức mới

2023-01-26 16:34

Ngân hàng “gồng mình” vượt khó

Năm 2022 khép lại một giai đoạn có khá nhiều sự kiện đan xen trong hoạt động của các ngân hàng, trong đó, những yếu tố thuận lợi cũng xuất hiện khi dịch Covid-19 đã được khống chế, nhưng bối cảnh khó khăn chung cũng không ít để “thử gan” của hệ thống tài chính này.

Trong bức tranh chung, một trong những vấn đề lớn các ngân hàng phải đối diện trong năm 2022 là việc phải “hãm van” tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu lớn của nền kinh tế. Đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, trong đó đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room) 14% cho cả năm. Mức tăng trưởng này chỉ khoảng xấp xỉ năm 2021 (năm 2021 tăng trưởng 13,53%). Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của cộng đồng doanh nghiệp tăng cao trong năm 2022 do nền kinh tế đã “kích hoạt” trở lại sau giai đoạn chững lại để phòng, chống dịch Covid-19, như 2 năm trước đó.

Nhiều ngân hàng đã tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động.

Cùng với bối cảnh đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất, kéo theo làn sóng tăng lãi suất lan rộng toàn cầu khiến cho Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. NHNN phải 2 lần tăng lãi suất điều hành (vào cuối tháng 9 và cuối tháng 10). Trong bối cảnh này, các ngân hàng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của NHNN, nhưng để chủ động ứng phó trước các diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, các ngân hàng cũng cần rà soát, đánh giá thận trọng hơn để chủ động có các giải pháp cải thiện, đảm bảo an toàn hệ thống. Với vai trò điều hành của mình, NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là dịp cuối năm.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh lãi suất quốc tế tăng, cùng với động thái tăng lãi suất điều hành của NHNN, cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng diễn ra. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay tuy được điều chỉnh tăng, nhưng khó tăng nhanh như lãi suất huy động. Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên cũng nằm trong giới hạn theo quy định của NHNN, trong nội dung Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022, mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa với các lĩnh vực ưu tiên tuy được điều chỉnh tăng, nhưng cũng chỉ khống chế ở mức 5,5% (trước đó là 4,5%).

Hành trang trước thềm 2023

Một số thông điệp cuối năm 2022 là việc NHNN quyết định nới room, đồng thời một số ngân hàng thực hiện giảm lãi suất suất cho vay. Đây là một trong những thông điệp tích cực trước thềm năm 2023 từ phía ngân hàng để tạo động lực về vốn cho nền kinh tế. Trong khi đó, gói hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP tiếp tục là nhiệm vụ được các ngân hàng quan tâm trong năm 2022 và năm 2023.

Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, năm 2023 là giai đoạn các ngân hàng sẽ còn phải tiếp tục gồng mình để đối diện những vấn đề tồn tại từ quá khứ, cũng như chuẩn bị tốt hành trang nắm bắt những thời cơ mới. “Chúng tôi dự báo lạm phát sẽ tăng dần trong năm sau và đạt 6% vào cuối năm, mức lạm phát trung bình của cả năm 2023 sẽ đạt 5,5%”, ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ.

Các chính sách tài khóa đang hỗ trợ thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành trong mối quan hệ phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong tổng thể các giải pháp điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt để kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, cũng như đảm bảo an sinh xã hội.

Ở góc độ an toàn, việc các ngân hàng bị hãm van tín dụng trong năm 2022 tuy tạo ra một cảm giác gò bó, nhưng điều này có thể chính là giai đoạn “thử lửa” để các ngân hàng sàng lọc chất lượng tín dụng. Thực tế, dự phòng và xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề các ngân hàng phải giải quyết sớm và toàn diện để đảm bảo an toàn lành mạnh hệ thống về mặt lâu dài, nhất là sau giai đoạn các ngân hàng cũng phải gồng gánh những khó khăn chung của nền kinh tế giai đoạn dịch Covid-19. Do đó, các rủi ro từ các khoản vay xuất phát từ giai đoạn 2020 - 2021 nếu không được theo dõi kiểm soát tốt, có thể phát sinh thành các khoản nợ xấu trong những năm sau.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, thực chất trong 2 năm đại dịch, doanh nghiệp rất khó khăn và tiềm ẩn nợ xấu tăng cao. Theo đó, ông Hùng cho rằng, việc kéo dài Nghị quyết 42/2017/QH14 là rất cần thiết và trong thời gian kéo dài Nghị quyết, NHNN cũng nên phối hợp với các bộ, ngành rà soát Luật Các tổ chức tín dụng và các bộ luật liên quan để sửa đổi, đồng bộ các quy định.

Trước mắt, một trong những điểm thuận lợi hiện nay là hầu hết các ngân hàng đều thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho những khoản nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu. Thậm chí, một số ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh đã có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu thực tế. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ, qua đó nâng cao năng lực tài chính, mở rộng trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động.

* TS. Châu Đình Linh - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM: 

Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chặt chẽ, nhịp nhàng

Việc kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã được các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn so với trước đây rất nhiều và phát huy hiệu quả tích cực.

Cụ thể trong vấn đề kiểm soát lạm phát, các cơ quan chức năng đã phân tích, đánh giá được đúng bản chất lạm phát trong giai đoạn năm 2022 không phải từ yếu tố tiền tệ mà đến từ chi phí đẩy. Với tính chất này, chính sách tài khóa đã và sẽ nên được thực thi với vai trò chủ đạo trong kiểm soát lạm phát, chính sách tiền tệ sẽ thực hiện vai trò hỗ trợ.

Một trong những chính sách đang được thực hiện thể hiện rõ vai trò kết hợp tích cực giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là giải pháp thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng. Gói hỗ trợ lãi suất cũng không còn nằm trên lý thuyết mà đang được triển khai kéo dài đến hết năm 2023, điều này sẽ góp phần giảm áp lực chi phí tài chính cho nhiều doanh nghiệp khác nhau.

* PGS. TS. Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế: 

Phát triển thị trường vốn để cân bằng sự ổn định giữa các kênh

Trong sự kết hợp và hỗ trợ của chính sách tài khóa thì một trong những giải pháp lâu dài là phải phát triển thị trường vốn, qua đó tạo sự cân bằng ổn định giữa các kênh gồm tín dụng ngân hàng, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.

Ngoài ra thời gian qua, tôi thấy rằng một trong những chính sách kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ được quan tâm là gói hỗ trợ 2% lãi suất. Việc giải ngân theo thực tế có thể có giai đoạn chậm, nhưng chúng ta cũng không thể sốt ruột vì thực thi chính sách phải đảm bảo bảo yêu cầu minh bạch, đúng đối tượng chứ không thể vung tiền qua cửa sổ. Tôi cho rằng thời gian tới chúng ta nên tiếp tục xem xét đánh giá lại quá trình triển khai thực tế, những nội dung nào còn bất cập thì xem xét sửa đổi, khắc phục những điểm nghẽn.

Xem thêm: lmth.48271000042210202-iom-cuht-hcaht-gnuhn-court-hnim-gnog-gnah-nagn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng gồng mình” trước những thách thức mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools