vĐồng tin tức tài chính 365

Minh bạch tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng Nhà nước không quản tiền

2023-01-28 03:21
Minh bạch tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng Nhà nước không quản tiền - Ảnh 1.

Người dân đặt tiền công đức tại chùa Bái Đính - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Thông tư có hiệu lực từ ngày 19-3 tới đây.

Trong đó đáng chú ý nhất là những quy định liên quan tới quản lý hòm công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo vốn là một vấn đề nhạy cảm, gây tranh cãi trong những năm qua. 

Có những luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc Nhà nước có quản lý hay không quản lý tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo.

Minh bạch tiền công đức, tài trợ cho lễ hội nhưng không quản lý tiền công đức cho tôn giáo

Theo thông tư này, các hoạt động thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội (bao gồm cả các lễ hội ở cơ sở tôn giáo) phải rất minh bạch, từ lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức đến lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức.

Theo đó, ban tổ chức phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí từ các nguồn, tiền công đức cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử.

Mở sổ ghi chép đầy đủ khi tiếp nhận tiền mặt. Tiền này nếu chưa sử dụng tới phải gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để đảm bảo quản lý an toàn, minh bạch.

Mở sổ kế toán, hạch toán thu chi. Kết thúc năm tài chính phải lập báo cáo quyết toán…

Những quy định này không áp dụng cho việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được cấp bằng xếp hạng di tích hoặc chưa nằm trong danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

Và cũng không áp dụng cho việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Còn các cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được xếp hạng thì Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức mà người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm.

Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiền công đức

Cụ thể, điều 10 và điều 11 của thông tư quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thì người đại diện cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng (ví dụ như chùa Yên Tử, chùa Hương…) theo khoản 4, điều 13 thì cũng do người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết và tự chịu trách nhiệm.

Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có trách nhiệm chi trả cho đơn vị sự nghiệp công lập một phần chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình phụ trợ dùng chung, chi phí an ninh trật tự, vệ sinh…

Minh bạch tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng Nhà nước không quản tiền - Ảnh 3.

Người dân bỏ tiền công đức, tiền giọt dầu trên ban thờ ở chùa Bái Đính - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Với di tích thuộc sở hữu tư nhân thì chủ sở hữu di tích cũng được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ.

Như vậy, theo thông tư này thì tất cả các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, dù nằm trong phạm vi địa bàn di tích được xếp hạng, được kiểm kê hay không thì Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức, mà người đại diện cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tự quyết, tự chịu trách nhiệm.

Trước đó, trong quá trình lấy ý kiến người dân về dự thảo thông tư này, Bộ Tài chính có đưa quy định quản lý tiền công đức ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nằm trong di tích được xếp hạng, kiểm kê.

Tuy nhiên quy định dự thảo này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và một số giáo hội Phật giáo địa phương như Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. 

Các tổ chức này đã gửi văn bản lên các bộ, ban, ngành (không chỉ Bộ Tài chính) đề nghị Nhà nước không nên quản lý tiền công đức cho các cơ sở tôn giáo.

Câu chuyện quản lý tiền công đức được bàn nhiều năm nay nhưng sau vài năm xây dựng, Bộ Tài chính mới ban hành được thông tư này với kết quả là Nhà nước không quản lý tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. 

Giáo hội Phật giáo kiến nghị Nhà nước không nên quản lý tiền công đứcGiáo hội Phật giáo kiến nghị Nhà nước không nên quản lý tiền công đức

TTO - Hôm nay 17-6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi văn bản góp ý lên các bộ ban ngành, kiến nghị Nhà nước không quản lý tiền công đức, làm thế tục hóa tính thiêng của tiền công đức.

Xem thêm: mth.95045329172103202-neit-nauq-gnohk-coun-ahn-gnuhn-oaig-not-os-oc-cac-iat-cud-gnoc-neit-hcab-hnim/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Minh bạch tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng Nhà nước không quản tiền”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools