vĐồng tin tức tài chính 365

Bức tranh kinh tế năm 2024 sẽ tươi sáng hơn

2024-01-01 10:48

 

Tiến sĩ Huỳnh Phước Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý -Trường đại học Kinh tế TPHCM: Tăng trưởng sẽ lạc quan hơn
Tiến sĩ Huỳnh Phước Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý -Trường đại học Kinh tế TPHCM: Tăng trưởng sẽ lạc quan hơn

Ugian qua tuy quy mô xuất khẩu giảm nhưng nhiều ngành hàng nông sản như gạo, rau củ quả, thực phẩm… vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục. Xuất khẩu thủy sản, thực phẩm chế biến... cũng đang có dấu hiệu phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm của cả nước đạt 322 tỉ USD, giảm 5,9% (mức giảm trong nửa đầu năm 2023 là 12%). 

Trong năm 2023, Việt Nam đã tranh thủ lợi thế để phát triển một số lĩnh vực công nghệ mới như công nghệ số, thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử… nên sẽ tạo ra đóng góp đáng kể cho tăng trưởng GDP trong thời gian tới. Nhất là khi xuất khẩu tận dụng tốt 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 60 thị trường lớn. 

Điểm quan trọng là một số chính sách của Chính phủ như giảm thuế giá trị gia tăng  2% để kích thích tiêu dùng nội địa, giảm 30% tiền thuê đất… sẽ phát huy hiệu quả trong năm 2024. Các nút thắt về giải ngân đầu tư công dần được tháo gỡ, tỉ lệ giải ngân đầu tư công cả nước cao hơn 6,77% so với cùng kỳ năm 2022 (cao hơn 122,6 ngàn tỉ đồng).

Một phản ứng nổi bật trong điều hành của Chính phủ đáng ghi nhận trong năm 2023 là điều hành tiền tệ khá linh hoạt, hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần liên tục hạ lãi suất điều hành, kiểm soát tốt tỉ giá ngoại tệ. Lãi suất huy động và cho vay không chỉ giảm sâu trong năm 2023 mà sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024, giúp doanh nghiệp tăng tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất, hoàn thành tái cấu trúc. Du lịch cũng chuyển biến tích cực sau khi có sự thay đổi trong chính sách visa để thu hút du khách quốc tế. 

Tuy nhiên, với một nền kinh tế mở, Việt Nam vẫn sẽ chịu tác động bởi các vấn đề của thế giới trong năm 2024. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng hay hạ lãi suất trong năm 2024 cũng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài, tỉ giá, lãi suất tại Việt Nam. Xung đột Nga - Ukraine sẽ tiếp tục ảnh hưởng làm tăng chi phí logistic, tăng giá nguyên vật liệu sản xuất, khủng hoảng lương thực…, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt, 1/1/2024 là thời điểm thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu có hiệu lực, Việt Nam buộc phải có chính sách hiệu quả, kịp thời để thu hút đầu tư nước ngoài. Ngược lại, nếu đưa ra các chính sách cơ chế ưu đãi không hợp lý thì sẽ vuột mất cơ hội thu hút đầu tư. 

Ngoài ra, vẫn còn đó những rủi ro trong nội tại. Đó là vấn đề thủ tục hành chính, các chi phí không chính thức còn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, chưa có sự cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực chuyển đổi các ngành công nghiệp mới, công nghệ số của doanh nghiệp còn yếu. Trong năm 2023, các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5%, trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 5,8%, nếu có những nỗ lực hỗ trợ như tôi đề xuất thì có thể đạt tới 6%. 

Tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Tín hiệu phục hồi kinh tế rõ nét
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Tín hiệu phục hồi kinh tế rõ nét

Tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam năm 2023 đạt 5 - 5,2%, mặc dù thấp hơn so với chỉ tiêu (6 - 6,5%) nhưng vẫn là mức tăng trưởng gần như cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tôi cho rằng trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi lại mức 6 - 6,5%. 

Tín hiệu phục hồi kinh tế từ tháng 6/2023 đến nay khá rõ nét, có nhiều điểm sáng và sẽ là bệ đỡ cho nền kinh tế trong năm 2024. Thứ nhất là Chính phủ đã ban hành một loạt chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa từng có về Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao dịch điện tử, Luật Tổ chức tín dụng, chính sách visa để thu hút du lịch. 

Thứ hai, trong bối cảnh nhiều nước khủng hoảng lương thực thì Việt Nam có nền nông nghiệp phát triển khi tự cung 85% nhu cầu trong nước, đóng góp 12 - 31% GDP. Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến Việt Nam ngày càng rõ nét như Intel mở rộng nhà máy sản xuất, Apple tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam, vốn FDI đăng ký 11 tháng đầu năm tăng thêm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp có thời điểm tăng trưởng âm 15% nhưng hiện đạt mức tăng trưởng dương 1% chứng tỏ nền kinh tế đang tốt lên, lấy lại đà tăng trưởng tích cực. Đầu tư công cũng đang triển khai tốt, hiện nay đã tăng 20% so với cùng kỳ, giải ngân vốn nước ngoài cũng tăng 4%. Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng tốt hơn những tháng qua. Đến cuối tháng Mười một, phát hành trái phiếu đạt 240.000 tỉ đồng, tăng 194% so với tháng 10/2022. 

Nhờ có chính sách vĩ mô ổn định mà mới đây Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings quyết định nâng hạn mức tín nhiệm cho Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “ổn định”. Trong trung hạn, tổ chức này dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam khoảng 7% nhờ tăng trưởng từ dòng vốn FDI mạnh mẽ, nguồn lao động dồi dào, dự trữ ngoại hối dần cải thiện. Thông tin này chắc chắn sẽ tác động tích cực và thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Hiện vốn đầu tư tư nhân vẫn tăng thấp, chỉ đạt khoảng 3% trong khi các năm trước đều tăng 5 - 7%. Cần phải có biện pháp để thu hút đầu tư tư nhân vì đây là lĩnh vực quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Thị trường xuất khẩu và đầu tư bị thu hẹp, tăng chậm lại, du lịch quốc tế phục hồi chậm, mặt bằng lãi suất đang giảm nhưng vẫn còn cao, giải ngân đầu tư công chưa có đột phá, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về pháp lý, nguồn vốn, nhân sự, đơn hàng; thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản còn cần thời gian để “ngấm” chính sách và lành mạnh hóa. 

Đầu năm 2024, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực bất động sản do lãi suất giảm, giá sẽ được điều hòa hợp lý hơn, thị trường sẽ dần phục hồi. Các lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm, điện tử, sản phẩm theo xu hướng xanh, chuyển đổi số… tiếp tục sẽ khởi sắc và có nhiều tiềm năng. 

Phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh - nguyên giảng viên cao cấp Học viện Tài chính: Các ngành dệt may, giày da, gỗ, nhựa… sẽ phục hồi chậm
Phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh - nguyên giảng viên cao cấp Học viện Tài chính: Các ngành dệt may, giày da, gỗ, nhựa… sẽ phục hồi chậm

Theo xu hướng, lạm phát chung của thế giới giảm, lãi suất điều hành sẽ giảm thì sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt hơn. Nhưng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn sẽ tiếp tục chịu tác động bởi tình hình xung đột chính trị, gây đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu trên thế giới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rơi vào 2 trạng thái. Nếu xung đột trên thế giới căng thẳng hơn thì sản xuất kinh doanh sẽ có chiều hướng đi xuống, nhập và xuất khẩu hàng hóa sẽ khó khăn như năm 2023. Hy vọng tới đây giá dầu mỏ giảm sẽ giúp chi phí đầu vào của doanh nghiệp ổn định, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. 

Tại thị trường nội địa, doanh nghiệp có nhiều lợi thế tăng trưởng trong năm 2024 khi đang nắm thị trường tốt hơn, hàng tồn kho đã giảm khi các ban ngành liên tục thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa.  

Các ngành nghề khởi sắc trong năm 2024 tiếp tục là các ngành điện tử (trừ mảng điện thoại sẽ phục hồi chậm hơn), các ngành công nghệ hiện đại, xuất khẩu nông nghiệp, lương thực thực phẩm. Riêng các ngành nhựa, da giày, gỗ… sẽ phục hồi chậm hơn vì khó đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, yêu cầu giảm khí phát thải CO2 của các nước nhập khẩu. Lĩnh vực này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tái cấu trúc và phục hồi, Nhà nước chỉ hỗ trợ bằng chính sách và thể chế chứ không thể hỗ trợ sâu hơn cho doanh nghiệp. Riêng lĩnh vực bất động sản, dù lãi suất giảm nhưng vẫn khó phục hồi nhanh mà cần thêm thời gian. Có thể phải đến cuối năm 2024, đầu năm 2025. Những doanh nghiệp nào tái cơ cấu được hoạt động, có sản phẩm phù hợp với nhu cầu thật, minh bạch thông tin về dự án thì phục hồi nhanh hơn. 

Thanh Hoa

 

 

 

Xem thêm: lmth.6688051a-noh-gnas-iout-es-4202-man-et-hnik-hnart-cub/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Bức tranh kinh tế năm 2024 sẽ tươi sáng hơn ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools