vĐồng tin tức tài chính 365

Bác sĩ nhi khoa chinh phục Nam Cực: Tuổi nào cũng ưa khám phá và rèn sức khỏe

2024-01-02 13:41
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng trong hành trình chinh phục Nam Cực - Ảnh: BSCC

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng trong hành trình chinh phục Nam Cực - Ảnh: BSCC

Vốn được các bậc cha mẹ ở Hà Nội biết đến là một bác sĩ nhi khoa hóm hỉnh, hay hát và hát hay, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (nguyên trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai) còn là một "tín đồ xê dịch", ông vừa kết thúc hành trình chinh phục Nam Cực ở lứa tuổi ngoài 60 khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Lên kế hoạch cho chuyến hành trình từ ba năm trước, nhưng phải tới tháng 12-2023, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng mới thực hiện được hành trình đến Nam Cực của mình.

Đó là thành quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, rèn luyện, giữ gìn sức khỏe và sự quyết tâm vượt qua giới hạn của ông.

* Để chuẩn bị cho hành trình đi Nam Cực, ông đã lên kế hoạch như thế nào?

- Tôi đã có kế hoạch chinh phục Nam Cực từ ba năm trước. Là một người mê xê dịch, tôi đã đặt chân đến nhiều nơi nhưng Nam Cực mới chỉ được nhìn qua phim ảnh. Bởi vậy chinh phục địa điểm đặc biệt này là điều tôi đã mong ước từ lâu nhưng chưa có cơ hội thực hiện.

Ba năm trước, tôi và vợ đăng ký với một công ty tổ chức tour đưa người đi du lịch Nam Cực. Ngoài tài chính, chúng tôi còn phải chuẩn bị rất kỹ về thể lực. Tôi xác định đi Nam Cực không phải là chuyến đi du lịch bình thường, mà là cuộc "thám hiểm". Chúng tôi sẽ phải băng qua biển, phải leo núi, chịu đựng cái lạnh cắt da cắt thịt và ăn những món ăn bản địa.

Bởi vậy chúng tôi phải rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt. Tôi giữ gìn sức khỏe bản thân, thường xuyên tập thể dục để tăng sức bền. Tôi chọn đạp xe, tập yoga, mỗi ngày đều dành thời gian để tập luyện.

* Chuyến đi có thú vị như ông tưởng tượng?

- Với tôi, chinh phục Nam Cực chắc chắn là trải nghiệm đáng nhớ và tuyệt vời nhất trong cuộc đời.

Đó là quá trình rèn luyện, giữ gìn sức khỏe thường xuyên và sự quyết tâm vượt qua giới hạn của bản thân. Nếu không làm được điều đó, Nam Cực mãi mãi chỉ có (với tôi) trong chiếc tivi và trên ảnh.

Ngay từ ban đầu, tôi đã hình dung phần nào những khó khăn trong hành trình này. Hai ngày đầu tiên, tôi say sóng đến mức "đầu quay điên đảo", nhưng mọi chuyện cũng dần ổn. Bên cạnh đó, chuyến đi cũng không đúng như lịch trình ban đầu mà liên tục thay đổi vì dự báo có bão tuyết, rất nguy hiểm.

Thế nhưng, chuyến đi mang lại cho tôi không chỉ trải nghiệm mà còn là kinh nghiệm dành cho bản thân và những người ưa xê dịch.

Nếu bạn nghĩ đến Nam Cực chỉ thấy tuyết, chim cánh cụt, băng giá, nhưng thực tế trải nghiệm trực tiếp sẽ giải đáp vì sao lục địa này không có người ở. Hành trình này còn giáo dục mỗi người yêu thiên nhiên hơn.

Chuyến đi còn là cơ hội cho các thành viên trong đoàn tìm hiểu kiến thức trong rất nhiều lĩnh vực như vệ tinh đám mây, đại dương, biển. Việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm sẽ khiến chuyến đi không thể hoàn hảo.

Chuyến đi này còn giúp tôi trân quý sức khỏe của bản thân mình hơn bao giờ hết. Thực tế đi cùng tôi có nhiều bạn trẻ nhưng một số người chỉ đi được 3-4 ngày đã phải từ bỏ hành trình.

Ngoài ra hành trình này còn đòi hỏi tính kỷ luật và quyết đoán. Bạn cần tuân thủ nguyên tắc của đoàn thám hiểm, không thể cố nán lại chỉ để chụp thêm vài tấm ảnh vì tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng trong hành trình chinh phục Nam Cực - Ảnh: BSCC

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng trong hành trình chinh phục Nam Cực - Ảnh: BSCC

* Là một người thích xê dịch, ông có những chuyến đi đáng nhớ nào như vậy không?

- Khi còn đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, tôi phụ trách chuyên môn và quản lý khoa nhi nên thực tế không thể có quá nhiều thời gian dành cho những chuyến đi dài. Thế nhưng tôi lại chọn cách xê dịch riêng của mình.

Trong những chuyến đi công tác đến bất kỳ vùng miền nào hay công tác nước ngoài, tôi cũng cố gắng sắp xếp thời gian để dành cho bản thân. Nếu cuộc họp diễn ra vào 8h, tôi sẽ dậy từ 5h sáng để khám phá nơi mình đang đến, hoặc sẽ lang thang vào buổi đêm.

Tôi nghĩ rằng mỗi vùng đất sẽ đều có những điều đặc biệt riêng, sẽ có những điều tốt đẹp hay những thứ chưa tốt. Khi chúng ta có những trải nghiệm nhiều hơn về con người, về các nền văn hóa, chúng ta có thể đem đến những điều tích cực cho bản thân và nơi đang công tác những sáng kiến hay ho.

* Những chuyến đi như vậy ông đã "góp nhặt" được điều gì cho công việc, cho đam mê hay cho cuộc sống của bác sĩ không?

- Như chuyến đi Nam Cực này chẳng hạn, tàu chúng tôi có khoảng 250 người cả chủ và khách. Họ mang quốc tịch khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng ở đó họ cùng hướng đến mục tiêu là chinh phục Nam Cực.

Tôi rất thích cách quản lý trên tàu của họ, từ thuyền trưởng, nhân viên nấu ăn, phục vụ và hành khách giống như một gia đình. Những quy tắc, kỹ năng được chia sẻ để mọi người cùng nhau học tập.

Tôi thường đi giảng dạy về kỹ năng giao tiếp với người bệnh, kỹ năng quản lý khoa phòng…, nhưng sau chuyến đi đó tôi chợt nghĩ hóa ra những điều "vĩ mô" trước đây mình nói rất đơn giản.

Đó là làm sao để bác sĩ, y tá giúp bệnh nhân cảm thấy bệnh viện như ngôi nhà "tạm" của họ, và bác sĩ là người thân của họ.

Đơn giản như việc đến ngày sinh của bệnh nhân, khoa phòng hãy tặng cho họ một bông hoa và kèm theo lời chúc "Chúc cháu nhanh khỏi bệnh". Đó sẽ là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với bệnh nhân.

* Các bậc cha mẹ Hà Nội vẫn kể với nhau về ông, một bác sĩ vẫn làm việc hăng hái, hay hát, hát hay dù đã nghỉ hưu. Ông chuẩn bị gì để có cuộc sống như vậy?

- Khi chuẩn bị nghỉ hưu tại Bệnh viện Bạch Mai, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc sau khi nghỉ hưu mình sẽ làm gì. Nhiều bác sĩ khi nghỉ hưu sẽ làm cố vấn, làm phòng khám riêng, nhưng vì tôi rất thích đi nên khi nhận được lời mời của các bệnh viện tôi đã đồng ý ngay.

Từ Cao Bằng, Yên Bái hay Kiên Giang, Cần Thơ, khi có lời mời tôi vẫn sắp xếp để đến chia sẻ kinh nghiệm về khám lâm sàng, kỹ năng giao tiếp hay quản lý, thành lập khoa nhi cho các bệnh viện. Tôi là người yêu công việc, dù nghỉ hưu nhưng nếu không được làm việc chắc sẽ rất nhàm chán.

Nhìn vào những điều tốt đẹp

* Mọi người đều thấy ông luôn vui vẻ, ông có thể chia sẻ cách sống, suy nghĩ lạc quan của mình?

- Tôi nghĩ rằng cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp và chúng ta hãy nhìn vào những điều tốt đẹp ấy nhiều hơn. Hãy lập cho mình một kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hằng năm.

Hãy cho mình những chuyến đi, có thể những trải nghiệm trong những chuyến đi ấy sẽ giúp ích ngược lại cho bạn trong công việc và cuộc sống mà chính bạn cũng cảm thấy bất ngờ vì điều đó.

Làm sao luôn đầy năng lượng, sức khỏe dồi dào trong năm mới?Làm sao luôn đầy năng lượng, sức khỏe dồi dào trong năm mới?

Thật nhiều năng lượng, sức khỏe tràn đầy là mong ước của nhiều người khi năm mới đến. Để có được điều này, mỗi chúng ta cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe lành mạnh, tập luyện phù hợp thể trạng, chế độ ăn uống khoa học.

Xem thêm: mth.45454633210104202-eohk-cus-ner-av-ahp-mahk-au-gnuc-oan-iout-cuc-man-cuhp-hnihc-aohk-ihn-is-cab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bác sĩ nhi khoa chinh phục Nam Cực: Tuổi nào cũng ưa khám phá và rèn sức khỏe”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools