vĐồng tin tức tài chính 365

Cúm mùa tấn công, ai dễ chuyển nặng?

2024-01-04 06:25
Người lớn tuổi phải nhập viện thở máy do cúm mùa tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN

Người lớn tuổi phải nhập viện thở máy do cúm mùa tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN

Cúm mùa tưởng đơn giản nhưng lại có thể gặp biến chứng nguy hiểm, nhiều trường hợp phải nhập viện thở máy. Nhiều người chủ quan, tự điều trị dẫn đến bệnh chuyển nặng.

Với những người lớn tuổi có bệnh nền khi mắc cúm gia tăng gấp nhiều lần gặp phải các sự cố về tim mạch, bệnh sẽ nặng lên phải nhập viện điều trị. Biểu hiện mắc cúm như sốt nhẹ, đau nhức xương khớp, với người lớn tuổi sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

Bác sĩ NGUYỄN NGỌC LÂN

Bất ngờ chuyển nặng, suy hô hấp

Cuối năm, tính từ đầu tháng 12-2023, tại khoa hô hấp Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), số bệnh nhân lớn tuổi nhập viện đã bắt đầu tăng, bệnh nhân bị suy hô hấp phải thở máy cũng tăng, chủ yếu những người lớn tuổi có liên quan đến các bệnh qua đường hô hấp như viêm phổi, đợt cấp của hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm…

Tại Hà Nội, vài tuần trở lại đây số ca mắc cúm A bắt đầu tăng vọt. Nhiều trẻ em và người cao tuổi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi, phải thở máy.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, tuyến cuối điều trị các bệnh nhiệt đới tại khu vực phía Bắc, ghi nhận tuần vừa qua số bệnh nhân mắc cúm A gia tăng nhanh. Hiện bệnh viện đang điều trị nội trú 30 bệnh nhân, trong đó có gần 10 bệnh nhân phải thở máy. Tại Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội), từ cuối tháng 12-2023, cũng cảnh báo số ca mắc cúm A có xu hướng gia tăng, có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy.

Ông N.V.H. (66 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM, có tiền sử bệnh tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn) nằm tại phòng hồi sức Bệnh viện Thống Nhất, trước khi nhập viện chỉ bị cảm cúm thông thường.

Ông H. nghĩ chỉ cần uống thuốc 2-3 ngày là khỏi. Tuy nhiên bệnh ngày càng nặng, tình trạng ho, sốt, khó thở nên ông H. phải nhập viện cấp cứu, được chẩn đoán viêm phổi. Bệnh càng nặng, ông H. chuyển qua suy hô hấp, phải hỗ trợ thở máy. Trải qua thời gian nằm viện điều trị hơn hai tuần, bệnh tình ông mới thuyên giảm.

Chị Đ.T.K. (Phú Thọ) đang chăm sóc con gái 3 tuổi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho hay do con chỉ bị viêm họng, ho, sốt nên chủ quan tự điều trị tại nhà.

"Tôi nghĩ rằng do thời tiết giao mùa nên con bị ốm, như mọi lần tôi tự mua thuốc kháng sinh cho con uống để trị ho. Thế nhưng ba ngày không thấy giảm, con sốt cao li bì nên mới đưa đến bệnh viện khám. Từ bệnh viện huyện chuyển lên tỉnh, rồi từ tỉnh chuyển lên trung ương. Bác sĩ chẩn đoán con mắc cúm A, biến chứng suy hô hấp nặng, phải nhập viện theo dõi. Tôi không nghĩ mắc cúm cũng nặng như vậy", chị K. nói.

Biến chứng nguy hiểm từ cảm cúm thông thường

Theo bác sĩ Đặng Thị Thúy, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, năm nay các bệnh cảm cúm có gia tăng muộn hơn so với mọi năm. Do chủ quan, một số trẻ đến viện muộn có biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, phổi...

Đặc biệt, trẻ nhỏ, những người mắc bệnh mạn tính, người cao tuổi khi mắc cúm A dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, có trường hợp sau mắc hai ngày đã biến chứng suy hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), cho biết thêm cúm A (phổ biến là H1N1, H3N2…) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các vi rút cúm mùa gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…

"Thông thường bệnh diễn biến nhẹ, có thể hồi phục sau 5-7 ngày. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh chuyển hóa, suy giảm hệ miễn dịch có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh cúm A rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp bệnh nhân có thể đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Lâm cho hay.

Người cao tuổi cần cẩn trọng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Lân - phòng tiêm chủng Bệnh viện Thống Nhất - nhận định cúm mùa là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thế nhưng hiện nay người dân vẫn còn chủ quan chưa quan tâm đúng mức.

Trung bình những người lớn tuổi tại Việt Nam (60 tuổi trở lên) mắc từ ba bệnh nền: cao huyết áp, đái tháo đường, thấp khớp... Bản thân những người này đã có bệnh nền khiến hệ miễn dịch giảm, khi mắc bệnh cấp tính như cúm hay viêm phổi sẽ làm bệnh nặng lên.

PGS Nguyễn Văn Tân - trưởng khoa tim mạch cấp cứu và can thiệp Bệnh viện Thống Nhất - cũng cho biết khi nhiễm cúm mùa phải nhập viện hậu quả rất nặng nề khiến tỉ lệ tử vong cao, kéo dài thời gian nằm viện, tốn nhiều chi phí điều trị. Đáng nói là tăng tỉ lệ tái nhập viện sau khi nhiễm và trong vòng bốn tuần sau khi nhiễm cúm, tỉ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tăng lên rất cao.

Để phòng bệnh, bác sĩ Lâm cũng khuyến cáo cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, uống đủ nước, tiêm ngừa, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Infographic cách phòng chống bệnh cúm mùaInfographic cách phòng chống bệnh cúm mùa

TTO - Hàng năm Việt Nam ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu ca mắc cúm mùa, nhất là giai đoạn chuyển mùa. Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo.

Xem thêm: mth.15884112230104202-gnan-neyuhc-ed-ia-gnoc-nat-aum-muc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cúm mùa tấn công, ai dễ chuyển nặng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools