vĐồng tin tức tài chính 365

Nông sản Việt sang Mỹ: Không nên thấy béo bở rồi làm ồ ạt

2024-01-04 18:34
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết nông sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Mỹ - Ảnh: N.BÌNH

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết nông sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Mỹ - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 4-1 ở TP.HCM, tại Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Mỹ do Trung tâm Nghiên cứu phát triển thương hiệu Việt phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức, TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế - cho biết tính đến nay, Mỹ áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam với 53 vụ kiện.

Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã ban hành dự thảo sửa đổi các quy định nhằm tăng cường thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại trong Luật Chống bán phá giá và Chống trợ cấp (Đạo luật Thuế quan 1930 của Mỹ) để lấy ý kiến các bên liên quan.

Chuyên gia kinh tế này cũng chỉ ra các thách thức khi xuất khẩu sang Mỹ gồm: ban hành nhiều chính sách bảo hộ thương mại, để bảo vệ các lợi ích của các doanh nghiệp trong nước; Các rào cản phi thuế làm hạn chế tiếp cận thị trường và tăng chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Mỹ cũng gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam như truy xét nguồn gốc bông của hàng dệt may, tránh nguy cơ bị cấm xuất khẩu, truy xét tôm có được trợ cấp….

Dù vậy, dưới góc độ chuyên gia, ông Lê Đăng Doanh vẫn đánh giá cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước là rất lớn, đặc biệt sau khi Việt Nam - Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

"Xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp không nên thấy đây là thị trường béo bở, cứ thế xuất sang càng nhiều càng tốt. Phải hết sức cảnh giác và phải tìm cách chế biến sâu, kết nối với các doanh nghiệp Mỹ. 

Các cơ quan của Mỹ kiểm tra chặt chẽ, điều tra và có biện pháp trừng phạt đối với việc gian lận trong xuất xứ hàng hóa, do đó càng chủ động cung cấp thông tin, minh bạch sẽ hạn chế được rủi ro", TS Lê Đăng Doanh đưa ra lưu ý.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng đồng tình khi cho rằng các sản phẩm nông sản thực phẩm Việt Nam ngày càng thâm nhập thị trường quốc tế rộng rãi, năng lực xuất khẩu ngày được nâng cao, trong đó Mỹ là một thị trường lớn mạnh, sức tiêu thụ rất lớn.

"Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng Việt Nam đã phấn đấu khẳng định vị thế của mình khi đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 13 trên thế giới về xuất nhập khẩu", thứ trưởng cho biết.

Theo ước tính, năm 2023 tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt khoảng 53 tỉ USD. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023. 

Về hoạt động xuất nhập khẩu chung, hiện nay, xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bộ Công Thương đánh giá trong quan hệ thương mại, hai nước Việt Nam - Mỹ đang hướng đến hợp tác khởi động những lĩnh vực hợp mới, mang tính đột phá, xây dựng nội lực để Việt Nam thực sự có mặt trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Trung Quốc tăng nhập nông thủy sản Việt, nông nghiệp thu hơn 38 tỉ USD xuất khẩuTrung Quốc tăng nhập nông thủy sản Việt, nông nghiệp thu hơn 38 tỉ USD xuất khẩu

9 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả, gạo, điều, cà phê... tăng mạnh, giúp xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 38 tỉ USD.

Xem thêm: mth.58545624140104202-ta-o-mal-ior-ob-oeb-yaht-nen-gnohk-ym-gnas-teiv-nas-gnon/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nông sản Việt sang Mỹ: Không nên thấy béo bở rồi làm ồ ạt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools