vĐồng tin tức tài chính 365

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Xin tiêm ma túy để chết nhưng không được, người đàn ông cầm dao đe dọa bác sĩ

2024-01-08 08:52

Án Nước ngoài:

Cầm dao đe dọa nhân viên y tế

Mới đây, cư dân mạng không khỏi xôn xao trước sự việc một người đàn ông xin được tiêm ma túy vào người để chết nhưng không thành nên đã cầm dao đe dọa y tá và bác sĩ ngay trong bệnh viên. Ngay sau đó, người này đã bị công an bắt giữ. Vụ việc xảy ra vào lúc 6h sáng ngày 20/3/2021, tại Bệnh viện Đa khoa Sengkang, Singapore.

Bị cáo Shen Weiming (48 tuổi) đã nhận 2 tội danh theo Luật ngăn chặn quấy rối vào thứ Ba (ngày 26/12/2023) và 4 tội danh còn lại sẽ được xem xét khi thẩm phán tuyên án.

Theo vụ án, bị cáo được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sengkang để do nhịp tim nhanh. Đến bệnh viện, bác sĩ tiến hành lấy máu xét nghiệm nhưng bị cáo nhất quyết yêu cầu bác sĩ tiêm cần sa cho chết. Tuy bác sĩ đã khuyên nhủ và trấn an nhưng bệnh nhân vẫn không nghe.

Không ngờ, khi khám bệnh xong, bị cáo hỏi bác sĩ có được hút thuốc không nhưng bị từ chối. Càng bị kích động, đối tượng này bắt đầu chửi bới bác sĩ rồi rút ống đặt nội khí quản khiến máu chảy ra.

Dù 2 bác sĩ và 2 y tá đã cố gắng cầm máu nhưng Shen Weiming ngày càng tỏ ra kích động. Đối tượng khua tay, khua chân, đồng thời rút từ trong túi quần ra một con dao Thụy Sĩ rồi chĩa vào nhóm nhân viên y tế. Cuối cùng, một y tá đành phải gọi cảnh sát đến hiện trường vụ việc.

Sau khi đe dọa bác sĩ và y tá, bị cáo đi vòng quanh bệnh viện để tìm lối thoát, trên tay vẫn cầm con dao sắc. Đặc biệt, Shen Weiming còn chĩa dao vào một y tá khác, rồi đi qua lối xe cứu thương để thoát. Chiều cùng ngày, đối tượng đã  bị cảnh sát bắt giữ.

Cơ quan công tố chỉ ra trước đó bị cáo đã từng ngồi tù vì tội lạm dụng ma túy và các tội danh khác. Đồng thời nạn nhân trong vụ việc là công chức đang thi hành công vụ nên hành động của bị cáo là hoàn toàn sai trái.

Khi cầu xin sự thương xót, luật sư của bị cáo cho rằng, bị cáo là người lao động bình thường, luôn mắc các vấn đề về tâm lý, điên loạn do ma túy, đồng thời chỉ ra rằng hành vi của bị cáo ở nhà trước khi xảy ra vụ việc cũng không ổn định.

Góc nhìn luật gia - Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Xin tiêm ma túy để chết nhưng không được, người đàn ông cầm dao đe dọa bác sĩ

Bị cáo Shen Weiming. Ảnh: Liên Hà.

Luật Việt Nam:

Có dấu hiệu cấu thành tội Chống người thi hành công vụ

Trong vụ việc trên, hành vi của nghi phạm có dấu hiệu phạm tội Chống người thi hành công vụ, quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năn 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Vậy người thi hành công vụ là những ai? Nghị định số 208/2013/ND-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ xác định: Người thi hành công vụ là các bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội (khoản 1 Điều 3).

Điều 3, khoản 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án”.

"Người khác" là những người không phải là các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân nhưng được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Họ có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ như tuần tra, canh gác,... theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.

Tội Chống người thi hành công vụ đã xâm phạm đến hoạt động quản lý của nhà nước, gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng... );  Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

Hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đâm, chém…làm cho người thi hành công vụ không thực hiện được nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi mà pháp luật cấm hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc họ phải làm.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật là hành vi dùng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nếu họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội. Việc dùng vũ lực có thể được thực hiện ngay tức khắc hoặc không xảy ra ngay tức khắc. Hành vi đe dọa dùng vũ lực phải đến mức làm cho người thi hành công vụ tin rằng nếu họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội, thì hành vi dùng vũ lực sẽ xảy ra.

Đối với tội Chống người thi hành công vụ, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn thực hiện. Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Do đó, dù người phạm tội thực hiện hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm mục đích gì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.  

Chủ thể của tội Chống người thi hành công vụ là chủ thể thường, do đó, chỉ cần thỏa mãn điều kiện từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định thì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm.

Trong vụ việc trên, các nhân viên y tế là người đang thi hanh công vụ. Chỉ vì không thỏa mãn yêu cầu mà bị cáo đã kích động, chửi bới rồi dùng dao đe dọa các y, bác sĩ, khiến những người này rơi vào tình trạng nguy hiểm nếu không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát.

Về hình phạt, nếu bị xử lý về tội này, nghi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ánh Dương (Thực hiện)

Xem thêm: lmth.938346a-ougn-hnaht-gnohk-tehc-ed-yut-am-meit-nix-man-teiv-taul-iaogn-coun-na/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Xin tiêm ma túy để chết nhưng không được, người đàn ông cầm dao đe dọa bác sĩ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools