vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ vọng con sóng mạnh

2024-01-08 13:29

Lãi suất và thị trường chứng khoán luôn có sự tương quan chặt chẽ. Lãi suất giảm thúc đẩy dòng tiền chảy sang các kênh đầu tư, trong đó bao gồm thị trường chứng khoán và ngược lại. Điều này tuy đúng nhưng chưa đủ, vì nó còn cần thêm một vài yếu tố nữa. Phân tích dữ liệu lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.

Giai đoạn 2015 - 2018, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 0,25%/năm lãi suất tái cấp vốn về mức 6,25%/năm trong năm 2017 và duy trì đến hết năm 2018. Lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm cũng ghi nhận giảm tương ứng từ 6,8%/năm vào đầu năm 2015 về mức 6,5%/năm vào cuối năm 2018, nhìn chung giảm và ổn định trong phần lớn thời gian. Điều này tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán có nhịp tăng kéo dài từ năm 2016 tới năm 2018.

Giai đoạn 2019 - 2021, đại dịch Covid-19 lan rộng, cùng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã khiến kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, thông qua các gói QE và cắt giảm lãi suất để kích thích tổng cầu, Việt Nam cũng cắt giảm mạnh lãi suất điều hành. Thị trường chứng khoán đã ghi nhận đà tăng kỷ lục trong giai đoạn này, đặc biệt từ cuối quý III/2020 đến hết năm 2021, với mức tăng 226,4% của chỉ số VN-Index, lập đỉnh 1.500 điểm - mức cao nhất trong lịch sử thị trường.

Ggiai đoạn này thể hiện rõ sự tác động của lãi suất điều hành lên thị trường chứng khoán, việc liên tục cắt giảm lãi suất và bơm tiền dẫn đến mặt bằng lãi suất giảm mạnh và duy trì ở mức thấp trong hầu hết thời gian. Lãi suất thấp là tác nhân chính để dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư có mức sinh lời hiệu quả hơn, trong đó có chứng khoán.

Năm 2022, lạm phát tăng cao trên toàn cầu, dẫn đến chính sách tiền tệ toàn thế giới đảo chiều sang thắt chặt. Mỹ là quốc gia đi đầu trong làn sóng tăng lãi suất điều hành với mức tăng kỷ lục 4,25%/năm trong năm 2022, tạo áp lực lớn lên tỷ giá USD/VND, buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải tăng lãi suất tiền đồng lên tương ứng. Có thể thấy, tương quan giữa lãi suất điều hành và thị trường chứng khoán trong năm 2022 tương đối chặt chẽ, đà tăng lãi suất điều hành đi kèm động thái hút tiền liên tục từ Ngân hàng Nhà nước đã kéo mặt bằng lãi suất thương mại tăng mạnh. Dòng tiền rút khỏi các kênh đầu tư rủi ro, trong đó có thị trường chứng khoán, dẫn đến giai đoạn giảm điểm kỷ lục của VN-Index.

Giai đoạn 2023, Việt Nam bất ngờ hạ lãi suất điều hành, đi ngược lại xu hướng thắt chặt của Mỹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán trong năm 2023 là bức tranh của nhiều gam màu, sáng tối, tăng giảm đan xen. Có thể thấy, giai đoạn này, ảnh hưởng của lãi suất điều hành lên thị trường chứng khoán là không nhiều.

Như vậy, trong giai đoạn 2015 - 2023, không phải lúc nào lãi suất giảm cũng tác động ngay tới thị trường chứng khoán. Trước khi VN-Index có giai đoạn tăng như vũ bão trong hai năm 2020 - 2021, mặc dù lãi suất đã giảm trong năm 2019, nhưng chỉ số vẫn đi ngang trong năm này và có một cú giảm mạnh vào tháng 2 - 4/2020, khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát.

Hay trong năm 2023, mặc dù lãi suất giảm rất mạnh, nhưng VN-Index không tăng mạnh, mà đi ngang tích lũy là nhiều. Trong khi đó, năm 2018, VN-Index vẫn tăng mạnh dù lãi suất đi ngang.

Điều khác biệt ở đây là gì?

Để yếu tố lãi suất tác động đến thị trường chứng khoán rõ nét, cần 2 yếu tố: Một là, lãi suất thương mại giảm; Hai là, lãi suất thấp duy trì ổn định trong thời gian dài.

Với việc lãi suất đã giảm trong năm 2023 và kỳ vọng duy trì ổn định trong năm 2024, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào con sóng mạnh của thị trường chứng khoán sắp tới.

Xem thêm: lmth.423733tsop-hnam-gnos-noc-gnov-yk/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Kỳ vọng con sóng mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools