Franz Beckenbauer sẽ luôn có một vị trí trong lịch sử bóng đá thế giới, ngoài việc phổ biến vai trò của libero giúp Bayern Munich trở thành thế lực của bóng đá Đức, ông còn là một trong ba cá nhân duy nhất vô địch World Cup với tư cách cầu thủ và huấn luyện viên.
Ông có một trong những biệt danh hay nhất và đặc biệt nhất từ trước đến nay: Der Kaiser, nghĩa là hoàng đế. Beckenbauer luôn có điều gì đó của một chính khách, dù khi thi đấu với tư cách cầu thủ, huấn luyện viên hay quản trị viên. Ông luôn là mẫu hình khác với hầu hết các cầu thủ bóng đá, mặc dù ông xuất thân từ một tầng lớp lao động khiêm tốn ở Munich bị chiến tranh tàn phá.
Beckenbauer đã dẫn dắt Tây Đức vô địch World Cup trên quê nhà vào năm 1974, khi họ đánh bại đội tuyển Hà Lan 2-1 trong trận chung kết ở Munich. Ông đã lặp lại kỳ tích trên cương vị huấn luyện viên khi dẫn dắt Tây Đức đánh bại Argentina 1-0 trong trận chung kết năm 1990 tại Stadio Olimpico ở Rome.
Nó khiến ông trở thành một trong ba người vô địch World Cup với tư cách cầu thủ lẫn huấn luyện viên. Hai người khác là Didier Deschamps của Pháp và Mario Zagallo của Brazil, người đã qua đời vào tuần trước.
Beckenbauer là một cầu thủ xuất sắc, ông đã thực hiện quá trình chuyển đổi hoàn hảo từ tiền đạo, tiền vệ sang hậu vệ. Ông có con mắt săn bàn rất nhạy bén, cũng như có xu hướng chuyền bóng nhanh về phía trước từ phần sân nhà để biến phòng ngự thành tấn công.
Vinh quang lớn nhất của Beckenbauer đến với Tây Đức vào năm 1974 khi ông đối đầu với đội trưởng thiên tài Johan Cruyff của Hà Lan trong trận chung kết. Người Hà Lan là ứng cử viên được yêu thích nhất trong kỷ nguyên "Bóng đá tổng lực" của họ, nhưng Tây Đức đã lội ngược dòng sau quả phạt đền của Johan Neeskens để giành chiến thắng 2-1.
Sự tao nhã khi còn là một cầu thủ, cùng với phong thái đẹp như tượng của một chính khách, đã khiến Beckenbauer trở thành một trong những nhân vật vĩ đại nhất của bóng đá.
Có một nỗi thất vọng hiếm hoi ở gần cuối sự nghiệp thi đấu quốc tế của ông, khi Tây Đức bất ngờ thua Tiệp Khắc trên chấm phạt đền trong trận chung kết Giải vô địch châu Âu năm 1976, loạt luân lưu được quyết định bởi quả phạt đền nổi tiếng của Antonin Panenka, vốn đã đi vào lịch sử bóng đá.
Beckenbauer ra mắt đội tuyển Đức vào tháng 9-1965, có 103 lần khoác áo đội tuyển và ghi 14 bàn thắng, tên của ông đồng nghĩa với vận may của đội bóng.
Còn trong màu áo CLB, Beckenbauer được bầu làm đội trưởng Bayern mùa giải 1968-1969 và ngay mùa giải đó ông đã giúp họ giành chức vô địch Bundesliga đầu tiên. Ông cũng cùng Bayern vô địch Cúp C1 châu Âu 1967 ở Nuremberg.
Beckenbauer đã gia nhập cùng Pele và Moore ở Mỹ, nơi ông đã thành công rực rỡ khi chơi cùng với cầu thủ người Brazil mang tính biểu tượng cho New York Cosmos. Ông đã vô địch Giải bóng đá Bắc Mỹ (NASL) vào các năm 1977, 1978 và 1980.
Vị thế của Beckenbauer đã được đảm bảo sau khi chia tay sân cỏ, ông trở thành chủ tịch của Bayern và cũng là phó chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Đức (DFB), giúp họ giành quyền đăng cai World Cup 2006. Nếu bóng đá Đức muốn có một đại sứ và thủ lĩnh thì Beckenbauer là lựa chọn duy nhất.
Tuy nhiên đã có tranh cãi khi Beckenbauer là một trong bốn người bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng liên quan đến giải đấu. Năm 2020, phiên tòa kết thúc mà không có phán quyết. Với tư cách là một cầu thủ và huấn luyện viên, danh tiếng của Beckenbauer đã được rèn giũa, một trong những nhân vật quan trọng và quan trọng nhất của bóng đá trong và ngoài sân cỏ.
TTO - Đó là nhận xét của nhà báo Vũ Công Lập về bóng đá Đức, mới cách đây không lâu vẫn được xem là nền bóng đá số một thế giới nhưng giờ đây đang đứng trước nguy cơ thoái trào.