vĐồng tin tức tài chính 365

Viện kiểm sát phản biện luật sư: Chứng cứ vậy mà nói không cấu kết? Không phải đều thành khẩn

2024-01-09 19:48
Viện kiểm sát giữ quyền công tố vụ án Việt Á - Ảnh: DANH TRỌNG

Viện kiểm sát giữ quyền công tố vụ án Việt Á - Ảnh: DANH TRỌNG

Chiều 9-1, phiên tòa xét xử hai cựu bộ trưởng cùng 36 người trong vụ án Việt Á tiếp tục phần tranh luận, viện kiểm sát đưa ra quan điểm đối đáp phần bào chữa của các bị cáo và luật sư.

Các bị cáo vụ Việt Á: công là công, tội là tội

Về ý kiến của nhiều luật sư cho rằng mức án đề nghị với các bị cáo quá cao, viện kiểm sát cho rằng trong 5 nhóm tội danh, mức án cao nhất cho tội nhận hối lộ lên đến tử hình, vi phạm quy định đấu thầu cũng chung thân, "nhưng trong vụ án này viện kiểm sát đều đề nghị mức án thấp hơn rất nhiều, có bị cáo chỉ 18 tháng tù, cho hưởng án treo".

Viên kiểm sát cũng đã áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, "đánh giá công là công, tội là tội".

Về ý kiến các luật sư cho rằng các bị cáo không có sự câu kết, thỏa thuận chi phần trăm, hoa hồng.

Đối đáp lại vấn đề trên, đại diện viện kiểm sát khẳng định "các bị cáo có sự câu kết rõ ràng".

Viện kiểm sát dẫn chứng nhiều tin nhắn giữa bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Việt Á) đã thể hiện rõ như: "kit test của ông Hùng" để nói lên công lao của Hùng với Việt Á.

"Hai bị cáo còn nhắn với nhau rằng đi làm căn cước luôn đi không mòn mất hoa tay". Quá trình thẩm vấn, viện kiểm sát hỏi mòn hoa tay là gì? Bị cáo Hùng trả lời "đếm tiền nhiều mòn hoa tay, vậy mà nói không có thỏa thuận gì", VSK phản bác.

Về quan điểm của luật sư bào chữa cho cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc khẳng định bị cáo chỉ nhận 100 triệu đồng không nhận 50.000 USD từ Việt Á.

Bên cạnh đó, luật sư cho rằng căn cứ kết tội ông Tạc nhận 50.000 đô là mờ nhạt, hoài nghi về việc Phan Quốc Việt có thể mang số tiền hàng triệu đô từ Đà Nẵng ra Hà Nội.

Viện kiểm sát khẳng định "luật sư nhớ nhầm vì quy định mang đô la trong nước qua sân bay không phải khai báo, trừ khi ra nước ngoài phải khai báo hải quan".

Cơ quan điều tra đã xác định lời khai, sao kê, sổ sách ghi chép.

Không phải các bị cáo đều thành khẩn khai báo đâu

Bên cạnh đó, về phần Việt, bị cáo này hối lộ lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các bộ đều dùng USD, như đối với bị cáo Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng…

"Tôi cũng nói thêm, không phải các bị cáo đều thành khẩn khai báo đâu. Phải nhiều biện pháp đấu tranh, đưa ra nhiều chứng cứ, bị cáo mới chịu hợp tác, thành khẩn", đại diện viện kiểm sát nêu quan điểm.

VKS cũng cho biết cơ quan tố tụng đã tính toán cụ thể, khoa học về số tiền thiệt hại của vụ án. Riêng việc thiệt hại yêu cầu Việt Á phải bồi thường cũng đã được khấu trừ từ các khoản thu hồi từ tiền đưa hối lộ cho các cá nhân ở các cơ quan, địa phương.

"Thiệt hại của vụ án là rất lớn, đây là ngân sách của Nhà nước, tiền thuế của nhân dân đóng góp. Nếu số tiền này đóng góp cho chống dịch, cho người dân thì rất ích lợi", viện kiểm sát nhấn mạnh.

Ngoài ra, viện kiểm sát cũng cho rằng việc gom các bị cáo của Công ty Việt Á xử tại Hà Nội cũng thể hiện sự nhân văn, vì nếu đẩy về từng địa phương thì các bị cáo còn phải chịu không biết bao nhiêu bản án.

Vụ Việt Á: Điển hình lợi ích nhómVụ Việt Á: Điển hình lợi ích nhóm

"Điển hình lợi ích nhóm" và "tham nhũng có hệ thống" làm một bộ phận cán bộ thoái hóa là đánh giá của viện kiểm sát về vụ án Việt Á.

Xem thêm: mth.75994248190104202-nahk-hnaht-ued-iahp-gnohk-tek-uac-gnohk-ion-am-yav-uc-gnuhc-us-taul-neib-nahp-tas-meik-neiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Viện kiểm sát phản biện luật sư: Chứng cứ vậy mà nói không cấu kết? Không phải đều thành khẩn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools