Brandformance là gì?
Brandformance là phương pháp kết hợp sự mạnh mẽ của branding (thương hiệu) và performance (hiệu suất) trong chiến lược truyền thông. Đây là một phương pháp linh hoạt và toàn diện, giúp tối ưu hóa lợi ích cả trong ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.
Branding là quá trình xây dựng và quản lý thương hiệu, liên quan đến việc tạo dựng nhận thức, giá trị, và lòng tin từ phía khách hàng đối với thương hiệu. Performance là khía cạnh của tiếp thị và quảng cáo nhằm đạt được kết quả cụ thể, thường được đo lường bằng các chỉ số như doanh số bán hàng, chuyển đổi, hay lợi nhuận.
Áp dụng hiệu ứng LEVI giải thích cách làm Brandformance
Mỗi chiến dịch truyền thông thông thường trải qua bốn giai đoạn: Lift-up (lạc quan với những triển vọng của thị trường), Effectless (hoạt động bão hoà, mất dần hiệu quả), Vague (mơ hồ về lý do thất bại), và Illuminated (triển khai có hiệu quả cách làm mới). Chu kỳ này lặp lại liên tục.
LEVI - Mô hình mô tả sự hiệu quả của Brandformance
Mô hình trên giải thích hiệu quả của Brandformance bằng cách phân tách hai hoạt động quan trọng trong tiếp thị: brand building và performance marketing.
- Trong giai đoạn "Lift-up," performance ROI tăng nhanh, đạt đỉnh, cùng lúc với sự tăng của brand value nhưng với tốc độ chậm hơn. Hiệu suất của performance ROI trở nên rõ ràng hơn so với brand value. Khi performance ROI đạt đỉnh, brand value có hiệu quả thấp hơn, đi ngang trước khi performance ROI đạt đến tối đa.
- Từ giai đoạn "Effectless" đến "Vague," performance ROI giảm nhanh, trong khi brand value duy trì ổn định, thậm chí có dấu hiệu tăng nhẹ ở giai đoạn cuối.
- Từ giai đoạn "Vague" đến "Illuminated," performance ROI giảm đến đáy, sau đó tăng trở lại khi bắt đầu giai đoạn "Illuminated." Trong thời kỳ này, brand value tiếp tục tăng, vượt trội so với performance ROI, đem lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
Vì vậy để tăng trưởng bền vững, sự kết hợp giữa hai hoạt động này trong lập luận của phương pháp Brandformance sẽ giúp mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.
4 nhân tố giúp chiến lược Brandformance thành công
1. Thông điệp xuất phát rõ ràng từ đối tượng mục tiêu
Khi sử dụng một thông điệp xuất phát từ nhu cầu, khao khát của đối tượng mục tiêu, một kết nối cảm xúc mạnh mẽ và cảm giác tin tưởng được xây dựng. Thông điệp đưa ra vừa củng cố mục tiêu thương hiệu (branding), vừa cần có tính chất tác động vào nhận thức hay hành động, dẫn đến sự thay đổi về kết quả (performance).
Chiến dịch Brandformance thường bắt đầu với việc khảo sát khách hàng, với những câu hỏi khai thác các thông tin cụ thể:
- Điều gì khiến anh/chị quyết định mua hàng?
- Điều gì anh/chị cảm thấy đặc biệt khi trải nghiệm mua sắm với thương hiệu chúng tôi?
- Điều gì anh/chị cảm thấy hài lòng nhất về sản phẩm của chúng tôi?
- Sản phẩm của chúng tôi giúp anh/chị giải quyết vấn đề gì?
2. Các quyết định đưa ra dựa trên dữ liệu
Sử dụng dữ liệu và phân tích để theo dõi hiệu suất chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách khách hàng phản ứng và điều chỉnh chiến lược theo thời gian thực. Dữ liệu không chỉ rút ngắn quá trình ra quyết định mà còn giúp tối ưu sử dụng chi phí hiệu quả, đặc biệt là đối với Brandformance.
Đặc biệt khi triển khai Brandformance, doanh nghiệp có thể thiết lập các chỉ số performance liên quan trực diện tới khía cạnh branding để tăng khả năng đo lường hiệu quả chiến dịch.
Novaon Digital đưa ra một số chỉ số hiệu suất để đánh giá hiệu quả branding của thương hiệu.
3. Yếu tố sáng tạo, yếu tố công nghệ được kết hợp và đặt lên hàng đầu
Brandformance được biết đến như một chiến lược mới, vì thế kim chỉ nam của cách làm này là ưu tiên những thử nghiệm mới, đã được nhiều công ty lớn đã ứng dụng và gặt hái được những thành công nhất định. Theo một nghiên cứu được rút ra từ Elespasio, điều quan trọng trong một chiến dịch brandformance hiệu quả, đó là tính sáng tạo và tính công nghệ được đặt lên hàng đầu.
Một ví dụ về tính công nghệ và tính sáng tạo khi kết hợp hiệu quả sẽ cho ra đời một chiến dịch brandformance thành công:
Nhằm khiến cho chiến dịch đạt được mục tiêu branding là quảng bá hình ảnh dòng xe ô tô cao cấp, hãng xe thực hiện một chiến dịch quảng cáo áp dụng các bộ lọc AR (thực tế tăng cường - Augmented Reality) trên nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ đơn giản hiển thị hình ảnh chiếc xe, nhãn hàng tạo ra một trải nghiệm chơi game "nhập vai" hấp dẫn bên trong nội thất chiếc xe.
Cách làm trên vừa gia tăng tỉ lệ click vào quảng cáo do kích thích sự tò mò, vừa gia tăng tương tác, vừa truyền tải thông điệp quảng cáo hiệu quả, là bước đệm tăng cường các chỉ số về chuyển đổi.
Sự sáng tạo và công nghệ kết hợp làm nên chiến dịch Brandformance có thể nhân đôi hiệu quả một cách ấn tượng.
4. Tìm đến đối tác agency có năng lực brandformance mạnh
Khi mới triển khai chiến lược Brandformance, doanh nghiệp thường gặp nhiều thiếu sót. Việc hợp tác với đối tác agency uy tín, đặc biệt là những agency đảm bảo ba yếu tố: Chiến lược - Sáng tạo - Công nghệ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro và tổn thất. Doanh nghiệp cần hiểu được sự tương quan của ba yếu tố này, từ đó đảm bảo tích hợp chặt chẽ cả ba yếu tố trong quá trình triển khai.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về các giải pháp Brandformance tại: https://novaondigital.com/
Novaon Digital là đối tác của Google, Meta, MMA Global... đồng thời cũng đã đồng hành và đem lại thành công cho các khách hàng lớn như Vietnam Airlines, Peugeot, Viettel, MobiFone, Hoa Sen….