vĐồng tin tức tài chính 365

Bạo lực trong thể thao: Không thể xin lỗi là xong!

2024-01-12 14:34
Đại diện đội bóng Lão tướng doanh nhân Quảng Ngãi (bìa phải) động viên trọng tài Tuấn Kiệt (giữa) - Ảnh: QUANG THỊNH

Đại diện đội bóng Lão tướng doanh nhân Quảng Ngãi (bìa phải) động viên trọng tài Tuấn Kiệt (giữa) - Ảnh: QUANG THỊNH

Tuy nhiên, đáng nói là các hành vi phản ứng bằng bạo lực đối với trọng tài hay cầu thủ khác không phải là hiếm trong lịch sử thể thao nước nhà. Hành vi xấu xí này không chỉ bị xã hội lên án mà còn có thể phải trả giá đắt vì vi phạm pháp luật hình sự.

Có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư Nguyễn Quốc (Đoàn luật sư TP.HCM), bóng đá và các bộ môn thể thao khác của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các phong trào bóng đá nghiệp dư (hay còn gọi là "phủi"), với quy mô ngày càng lớn và có đông đảo đội bóng, vận động viên là cầu thủ tham dự.

Tuy nhiên, trong thời gian qua có nhiều vấn đề phát sinh trong công tác tổ chức các hoạt động thể thao, đặc biệt là các giải bóng đá "phủi".

Những người tham gia có thể là các vận động viên chuyên nghiệp hoặc không với nhiều thành phần khác nhau tham gia; các giải tự phát, không đăng ký hoặc thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có ban tổ chức hoặc công tác tổ chức không chuyên nghiệp. Trong khi đó, bóng đá lại là môn thể thao có tính đối kháng cao.

Do vậy việc va chạm, xô xát là điều không thể tránh khỏi nếu các cầu thủ không kiềm chế, kiểm soát sẽ dẫn đến các phản ứng tiêu cực, có các hành vi bạo lực trong và ngoài sân cỏ.

Điển hình như vụ việc vừa xảy ra, trọng tài VFF khi tham gia điều khiển chính trong một trận đấu phong trào đã bị cầu thủ đấm gục trên sân cỏ.

Tại Việt Nam đã có nhiều trường hợp xảy ra bạo lực, hành hung trên sân bóng đá dẫn đến người bị hành hung bị thương tích nặng, thậm chí tử vong.

Về mặt pháp lý, pháp luật nghiêm cấm các hành vi bạo lực trong hoạt động thể thao. Tùy mức độ và hậu quả xảy ra, người thực hiện hành vi bạo lực có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, điều 9 nghị định số 46/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao quy định phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao; phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự.

Trong trường hợp có hành vi bạo lực, hành hung người khác mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một số trường hợp luật định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù với khung hình phạt từ 6 tháng lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người có hành vi bạo lực, hành hung còn có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín, sức khỏe, tính mạng của người khác theo quy định của pháp luật.

Cần hành xử văn minh, đúng pháp luật

Luật sư Quốc cũng cho rằng bóng đá hay bất kỳ môn thể thao nào khác đều là các hoạt động thể chất lành mạnh, hướng tới mục đích rèn luyện sức khỏe, thể hiện kỹ năng, hoàn thiện bản thân, tăng cường giao tiếp xã hội.

Để đạt được các mục đích tốt đẹp như vậy, người tham gia cần hướng đến tinh thần "fair play", đoàn kết - trung thực - cao thượng trong thể thao bất kể là ở các giải thể thao, bóng đá chuyên, bán chuyên hay không chuyên.

Những hành vi như chơi bóng triệt hạ, đe dọa, hành hung trọng tài và người khác là những hành vi không những vi phạm pháp luật mà là những hành vi phi thể thao đáng bị lên án khi làm ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn, hình ảnh và mục đích tốt đẹp của môn thể thao đó.

Luật sư Nguyễn Quốc Cường (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng mục đích của bất kỳ môn thể thao nào đều hướng người chơi đến giá trị chân - thiện - mỹ, giúp rèn luyện sức khỏe, gắn kết con người với nhau.

Do vậy, vận động viên hay người chơi các môn thể thao cần đừng vì hơn thua mà nóng nảy, tranh chấp để những hành động đáng tiếc xảy ra.

Trong thể thao có thể "cháy" hết mình, có thể nhiều cảm xúc dâng trào theo vòng lăn của trái bóng, nhưng cần có cái đầu lạnh để tỉnh táo, để hành xử văn minh và đúng pháp luật.

Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng cho rằng hành vi đánh nhau giữa các cầu thủ trên sân hay cầu thủ đánh trọng tài gây thương tích, dù là cố ý hay vô ý, đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bị đánh.

Tùy thuộc vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý nghiêm các vụ tiêu cực, bạo lực trong thi đấu thể thaoXử lý nghiêm các vụ tiêu cực, bạo lực trong thi đấu thể thao

Trước tình trạng liên tiếp xảy ra các vụ xô xát, bạo lực trong một số cuộc thi đấu thể thao hiện nay, tại CV số 3639/VPCP - KGVX, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm việc này.

Xem thêm: mth.97200119021104202-gnox-al-iol-nix-eht-gnohk-oaht-eht-gnort-cul-oab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bạo lực trong thể thao: Không thể xin lỗi là xong!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools