Thông tin trên do Cục An ninh Mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đưa ra.
Hiện công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, từ đó bùng nổ các hình thức giao dịch trên mạng, nhưng bên cạnh sự tiện ích, những rủi ro cũng xuất hiện.
Điều đáng nói, nhiều nạn nhân đã từng sập bẫy lừa đảo qua mạng, nhưng vẫn liên tiếp xuất hiện những nạn nhân mới. Dù lực lượng chức năng rất nỗ lực, nhiều giải pháp đã được triển khai, vậy vì sao tỷ lệ lừa đảo trên mạng ở Việt Nam lại gia tăng?
Không có việc làm, chị (nạn nhân) đã lên mạng tìm việc, thấy những quảng cáo tuyển dụng làm nhân viên online của thương hiệu uy tín, chị tin theo. Ban đầu chỉ là ấn thích, chia sẻ các clip của công ty, nhận hoa hồng, từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng tùy nhiệm vụ, đầu tiên, chị nhanh chóng nhận được tiền. Những nhiệm vụ tiếp theo để tham gia phải đóng tiền để nhận hoa hồng cao hơn.
8.000 - 10.000 tỷ đồng là số tiền người dân đã bị lừa đảo trong năm qua.
Kể từ thời điểm đại dịch COVID-19, xu hướng làm việc online bắt đầu phổ biến, thời điểm tình hình tội phạm lừa đảo qua mạng phức tạp nhất, đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng, tiền ảo…, nhiều mô hình kinh doanh trên mạng xã hội bị các nhóm đối tượng triệt để lợi dụng.
Những nhóm đối tượng tội phạm xuyên quốc gia, giăng các kịch bản lừa đảo người dân, có nghiên cứu tâm lý từng nạn nhân.
Theo Bộ Công an, tình trạng lộ lọt, mua bán thông tin cá nhân vẫn diễn ra. Bên cạnh đó mặc dù các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn tình trạng sim không chính chủ, tài khoản ngân hàng không chính chủ, giao dịch tiền điện tử, tiền ảo, ngoại hối còn nhiều kẽ hở.
8.000 - 10.000 tỷ đồng là số tiền người dân đã bị lừa đảo trong năm qua, đây là con số dựa trên những sự việc người dân đến trình báo cơ quan công an. Thực tế con số này có thể còn cao hơn vì nhiều người dân không đi trình báo.
Bộ Công an cho biết, trong năm qua đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gian mạng, nhưng có đến trên 1.200 vụ án phải tạm đình chỉ điều tra, gia hạn điều tra vì không xác định được thủ phạm của vụ việc, tương đương có đến trên 75% số vụ việc không thể điều tra tiếp. Vì vậy việc truy hồi, tìm lại tài sản cho người dân trong những sự việc lừa đảo qua mạng rất khó khăn.
VTV.vn - Công an tỉnh Hà Nam đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Tiến Dũng (trú tại Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.78280546051104202-3202-man-gnort-oad-aul-ib-gnod-yt-00001-gnaohk/taul-pahp/nv.vtv