vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều thói quen tưởng vô hại dễ dẫn đến nguy cơ sỏi mật, polyp túi mật

2024-01-18 10:52
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Biến chứng đường tiêu hóa dễ tử vong

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật do gan tiết ra. Khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, túi mật sẽ co bóp đẩy dịch mật vào đường mật để tiêu hóa chất béo.

Khởi nguồn của sỏi mật là dịch mật. Khi dịch mật lưu trữ trong túi mật bị cứng lại, kết tinh thành các mảnh vật chất rắn sẽ gây ra sỏi túi mật, polyp túi mật.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, chia sẻ sỏi mật là một trong các bệnh dễ gặp ở đường tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ.

Khoảng 80% sỏi mật chủ yếu là do lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại có thể gặp sỏi sắc tố mật liên quan đến nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin.

Bình thường túi mật sẽ dự trữ dịch mật giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn từ gan. Khi chúng ta ăn, túi mật thực hiện chức năng bằng cách co bóp và tiết mật vào ruột non.

Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy giảm, vận động đường mật kém gây ứ mật hay có tình trạng viêm thì các thành phần trong dịch mật sẽ bị xáo trộn và kết tụ tạo thành sỏi mật.

Sự xuất hiện của sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật, tăng áp lực trong đường mật mỗi khi túi mật co bóp hoặc gây viêm, tổn thương đường mật, túi mật.

Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật (90% bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện là do viêm đường mật, túi mật) cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, nặng hơn nữa là sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết… 

Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong.

Sỏi thu được sau phẫu thuật cho bệnh nhân

Sỏi thu được sau phẫu thuật cho bệnh nhân

Lối sống, thói quen xấu gây bệnh

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, nguyên nhân gây sỏi mật, polyp túi mật chủ yếu là do thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt thường gặp sau:

- Bỏ bữa sáng: Túi mật thường bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn sau một đêm nghỉ dài. Vì vậy, khi bỏ bữa sáng, mật không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật bị lưu lại trong túi mật lâu hơn. 

Thói quen này kéo dài khiến dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol do mật tiết ra bị lắng đọng, kết tinh và dễ hình thành sỏi mật. Để hạn chế nguy cơ bị sỏi mật, bạn nên ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh bỏ bữa.

- Ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chiên rán: Chế độ ăn nhiều chất béo, lạm dụng đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ tích sỏi cholesterol trong mật. Ngoài ra, thói quen này cũng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Người béo phì thường có chỉ số cholesterol máu cao, tích mỡ bụng, tăng insulin và lipid máu, kháng insulin, dẫn đến sự tăng bài tiết cholesterol ở gan, làm rối loạn chức năng túi mật. Vì thế, tỉ lệ mắc bệnh sỏi mật, viêm túi mật cao hơn người bình thường.

Để tránh bị sỏi mật, polyp túi mật nên hạn chế ăn thức ăn nhanh hoặc các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol. Thay vào đó, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả và chất xơ. Chất xơ giúp ngăn ngừa tích tụ cholesterol trong mật, giảm khả năng hình thành sỏi mật.

- Lạm dụng đồ ngọt: Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao đẩy nhanh quá trình tích tụ cholesterol, gây mất cân bằng tỉ lệ cholesterol, axit mật, lecithin trong mật. 

Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt cũng khiến tăng cân nhanh, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, khiến gan sản sinh nhiều cholesterol hơn. Đây có thể là điều kiện thuận lợi để sỏi hình thành trong mật.

- Lười vận động: Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp đốt cháy calo, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, giảm nguy cơ bị sỏi mật. Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge, người tham gia hoạt động thể chất mức độ cao giảm 70% nguy cơ phát triển sỏi mật có triệu chứng sau 5 năm. 

Ngược lại, ngồi lâu một chỗ, lười vận động, nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn so với người tập thể dục thường xuyên. Tốt nhất nên duy trì tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần 30 phút.

- Giảm cân nhanh: Chế độ ăn kiêng quá mức, nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Do sự thay đổi cân nặng đột ngột khiến gan giải phóng nhiều cholesterol vào mật, dẫn đến hình thành sỏi. Tốt nhất, người thừa cân, béo phì nên giảm cân từ 5-10% so với cân nặng ban đầu trong khoảng thời gian 6 tháng để tránh nguy cơ bị sỏi mật.

Bác sĩ Phúc nhấn mạnh ăn uống mất vệ sinh, nhất là thói quen ăn sống, thức ăn với quy trình sản xuất và bảo quản chưa đạt, khi ăn rửa không sạch dẫn đến giun sán và viêm nhiễm đường mật, túi mật... rất dễ tạo sỏi. 

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol: Ví dụ ăn quá nhiều gan, lòng, nội tạng động vật, trứng cua, trứng cá… có hàm lượng cholesterol cao.

Những người có nguy cơ dễ bị sỏi mật

- Nữ giới: Do nội tiết tố buồng trứng estrogen có thể làm tăng cholesterol trong mật, đồng thời estrogen cũng làm giảm co bóp của túi mật, lâu ngày dễ hình thành sỏi.

"Khi khám cho những bệnh nhân nữ sỏi mật, tôi thường chú trọng đến việc có hay không estrogen cao, với các biểu hiện có thể gặp như hay bị đầy hơi, bàn tay và bàn chân lạnh, khó ngủ, mệt mỏi, rụng tóc, nhức đầu, ham muốn tình dục thấp, thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo lắng, giảm trí nhớ, vú hay sưng, nhiều nang hoặc nhân xơ ở vú, nhiều nhân xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai... cũng hay bị sỏi mật" - bác sĩ Phúc nói.

- Béo phì: Rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là gan gây tăng cholesterol trong dịch mật.

- Người trên 40 tuổi, bắt đầu bước vào độ tuổi mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa.

- Người suy dinh dưỡng, đặc biệt là những người mắc bệnh lý đường ruột dễ bị sỏi mật.

- Nhịn ăn lâu ngày để thực hiện detox cơ thể, những người ốm phải nuôi dưỡng đường tĩnh mạch lâu ngày, đều dễ hình thành sỏi mật.

- Người nhiễm trùng đường mật, đặc biệt do giun sán.

- Người bị tiểu đường và xơ gan: chức năng gan suy giảm, rối loạn chuyển hóa sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong mật, từ đó hình thành sỏi.

- Người mắc các vấn đề tâm lý: căng thẳng, stress, trầm cảm...

Phẫu thuật thành công cho thai phụ có 77 viên sỏi túi mậtPhẫu thuật thành công cho thai phụ có 77 viên sỏi túi mật

Bệnh viện Quân y 120, Cục Hậu cần Quân khu 9 cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi lấy ra thành công túi mật chứa 77 viên sỏi của bệnh nhân nữ 32 tuổi đang mang thai 9 tuần.

Xem thêm: mth.95964912171104202-tam-iut-pylop-tam-ios-oc-yugn-ned-nad-ed-iah-ov-gnout-neuq-ioht-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều thói quen tưởng vô hại dễ dẫn đến nguy cơ sỏi mật, polyp túi mật”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools