Trong đó, các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn nâng chất lượng, đổi mới nội dung, hình thức các ấn phẩm đáp ứng nhu cầu, sở thích và nguyện vọng chính đáng của thiếu nhi có định hướng.
Nghiên cứu mở rộng, nâng chất lượng trang báo điện tử, các ứng dụng báo chí, truyền thông đa phương tiện hiện đại cùng với nâng chất đội ngũ phóng viên, biên tập viên viết về thiếu nhi, hỗ trợ hoạt động câu lạc bộ Phóng viên nhỏ các địa phương, giao lưu giữa bạn đọc với tác giả và các đơn vị báo chí, xuất bản.
Đẩy mạnh phát hành qua cơ chế phối hợp với ngành giáo dục vào đào tạo, hệ thống nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, các liên đội.
Hỗ trợ ấn phẩm sách, báo Đội cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, con công nhân.
Trung ương Đoàn yêu cầu Đoàn - Đội các tỉnh thành phối hợp ngành giáo dục và đào tạo, đơn vị liên quan định kỳ có chương trình, hoạt động hình thành và phát triển thói quen đọc sách, báo trong thiếu nhi, kịp thời tuyên dương các điển hình tiêu biểu.
Cùng với đó huy động kinh phí trang bị tủ sách, xây dựng không gian đọc sách, hoạt động tương tác, khơi dậy đam mê, hình thành thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi.
Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM) yêu cầu những học sinh phạm lỗi phải đọc sách, viết cảm nhận. Hình thức xử phạt này được dư luận quan tâm tán thành nhưng cũng nhận về những ý kiến trái chiều.