vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam có thể tham gia định hình các giải pháp toàn cầu

2024-01-19 12:05
Giáo sư Julien Chaisse

Giáo sư Julien Chaisse

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với tình hình lạm phát và gián đoạn chuỗi cung ứng, Diễn đàn WEF không chỉ là một dịp tụ họp thông thường.

Đây là nơi sản sinh những chiến lược hợp tác quan trọng nhằm ổn định và phục hồi bằng cách tạo điều kiện cho một cách tiếp cận toàn diện. Điều này đòi hỏi những phản ứng phối hợp về mặt chính sách giữa các quốc gia.

Niềm tin là nền tảng của quan hệ quốc tế và quan hệ đối tác kinh tế, vì vậy chủ đề "Xây dựng lại niềm tin" của WEF năm nay thực sự tạo tiếng vang.

Việc khôi phục lòng tin có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho những cam kết mới đối với chủ nghĩa đa phương, khuyến khích các quốc gia hợp tác giải quyết các vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu cũng như tranh chấp thương mại. Khuôn khổ pháp lý và thỏa thuận quốc tế phải được tăng cường bằng các biện pháp minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Để ứng phó, các nước cần đa dạng hóa nguồn cung ứng và đầu tư vào sự dẻo dai của nền kinh tế. Đây là lúc công nghệ số xuất hiện, có thể tự động hóa các quy trình, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.

Nỗ lực này không chỉ nhằm xây dựng lại những gì đã mất, mà còn là việc hình dung lại, củng cố các mạng lưới quan trọng cho một tương lai nơi sự gián đoạn có thể trở thành bình thường.

Các nền kinh tế như Việt Nam có một vai trò quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, vị trí chiến lược tốt và sự hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia đóng vai trò then chốt trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ở vị thế ấy, Việt Nam không chỉ tham gia kinh tế toàn cầu mà còn phải góp phần định hình kinh tế toàn cầu. Bằng cách tiếp tục mở cửa nền kinh tế và tham gia các hiệp định thương mại đa phương, Việt Nam có thể tận dụng năng lực công nghệ ngày càng cao của mình.

Điều này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn là bài học cho các nền kinh tế đang phát triển khác, cho thấy cách thức khai thác công nghệ để phát triển bền vững. Đặc biệt, việc Việt Nam tập trung vào chuyển đổi số và chuyển đổi xanh rất đáng khen ngợi.

Khi hòa nhịp với xu hướng kinh tế toàn cầu, Việt Nam có thể đóng góp vào các giải pháp toàn cầu trong các lĩnh vực này. Chúng ta đang nói về một quốc gia cung cấp những mô hình phát triển bền vững, được thúc đẩy bằng công nghệ và đổi mới.

Khi nỗ lực đi đầu trong quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế, tác động tới thực tiễn và chính sách toàn cầu.

Hơn nữa, kinh nghiệm của Việt Nam sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc, đầy giá trị về cách các nước đang phát triển có thể xử lý hiệu quả khi đối diện với sự phức tạp từ những thách thức thương mại, công nghệ và môi trường toàn cầu trong khuôn khổ luật pháp và hợp tác quốc tế.

Ở góc độ rộng hơn, các quốc gia phải quản lý chính sách tài chính và tiền tệ một cách hiệu quả để chống lạm phát và đầu tư vào sự dẻo dai của chuỗi cung ứng. Chuyển đổi số không phải là một lựa chọn mà là một điều cần thiết.

Trong nỗ lực toàn cầu này, các nền kinh tế như Việt Nam, với năng lực kinh tế và công nghệ đang phát triển, sẽ có vai trò quan trọng. Họ ở vị trí tốt để có những đóng góp có ý nghĩa cho những nỗ lực toàn cầu này, làm gương cho những nước khác noi theo.

Davos và nhiều kỳ vọng dành cho Việt NamDavos và nhiều kỳ vọng dành cho Việt Nam

Thế giới đã bước sang trang mới của quá trình toàn cầu hóa. Điều này đòi hỏi Việt Nam và các nước phải chọn cách tiếp cận phù hợp với xu thế hiện nay.

Xem thêm: mth.69341608091104202-uac-naot-pahp-iaig-cac-hnih-hnid-aig-maht-eht-oc-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam có thể tham gia định hình các giải pháp toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools