vĐồng tin tức tài chính 365

Đáng lo về làn sóng 'xung đột ủy nhiệm' ở Trung Đông

2024-01-20 07:13
Một người dân tại TP Karachi (Pakistan) xem tin tức trên truyền hình sau khi Bộ Ngoại giao Pakistan thông báo về các đợt không kích nhắm vào các tay súng ly khai Baloch vào hôm 18-1 Ảnh: REUTERS

Một người dân tại TP Karachi (Pakistan) xem tin tức trên truyền hình sau khi Bộ Ngoại giao Pakistan thông báo về các đợt không kích nhắm vào các tay súng ly khai Baloch vào hôm 18-1 Ảnh: REUTERS

Trong bối cảnh chiến sự ở Gaza đang chuyển hướng tới các khu vực tiếp giáp với Israel trên lãnh thổ Lebanon và Syria thì 5 lần không kích của Mỹ và đồng minh nhằm vào các căn cứ quân sự của Houthi tính từ ngày 11-1 đã đẩy xung đột đến tận khu vực "ngoại vi" thuộc lãnh thổ Yemen.

Điểm chung của tất cả các động thái này đều nhằm khống chế hoặc làm suy yếu "trục kháng chiến" - mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm được Iran hậu thuẫn.

Đòn đáp trả của Iran

Cuộc chiến ủy nhiệm giữa Israel và Iran ngày càng leo thang khi tướng Sayyed Razi Mousavi - một trong những cố vấn lâu đời nhất của Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran (IRGC) - bị tên lửa Israel sát hại vào ngày 25-12 ở Syria.

Hai vụ đánh bom liên hoàn sau đó do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng thực hiện ở TP Kernan của Iran khiến 84 người dân thiệt mạng và hàng trăm người bị thương vào ngày 3-1. Sự kiện diễn ra khi hàng nghìn người đang tưởng niệm 4 năm ngày mất của tướng Soleimani - người đứng đầu lực lượng Quds tinh nhuệ của IRGC, là "giọt nước tràn ly" khiến Iran hành động.

Với cách tiếp cận "gậy ông đập lưng ông", IRGC đã mô phỏng gần như toàn bộ, từ phương thức tác chiến đến cách viện dẫn luật quốc tế và diễn ngôn ngoại giao của cả Israel và Mỹ, nhằm giảm thiểu áp lực từ dư luận.

Đầu tiên về phương thức tác chiến, IRGC chọn dùng tên lửa đạn đạo khi tấn công vào các mục tiêu thuộc tỉnh Balochistan của Pakistan vào ngày 16-1.

Nhóm khí tài tầm xa này cùng với hệ thống drone cũng được IRGC sử dụng khi tấn công các mục tiêu ở Iraq và Syria trước đó 1 ngày.

Phương thức tác chiến "phẫu thuật" nhằm tiêu diệt chính xác các mục tiêu như vậy vừa giúp Iran quảng bá năng lực tấn công tầm xa, vừa giúp họ hạn chế tối đa khả năng sa lầy chiến sự.

Tiếp theo, về cách viện dẫn luật quốc tế, Iran đã áp dụng quyền tự vệ và phạm vi hoạt động chống khủng bố tương tự như các diễn ngôn của chính quyền Thủ tướng Israel B. Netanyahu khi đưa quân vào Gaza.

Cách viện dẫn này cũng tương tự lập luận mà Tổng thống Mỹ J. Biden đã nhắc đến khi trích dẫn điều 51 thuộc Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong báo cáo với Quốc hội Mỹ về quyết định tấn công vào lãnh thổ Yemen hôm 11-1.

Để áp dụng các viện dẫn này, Bộ Ngoại giao Iran khẳng định việc tấn công tên lửa vào hai căn cứ của nhóm vũ trang hồi giáo Jaish ul-Adl ngày 16-1 trên lãnh thổ Pakistan chỉ diễn ra khi đồn biên phòng của IRGC ở tỉnh Sistan-Baluchestan phát hiện các hoạt động triển khai tấn công khủng bố mới của nhóm này.

Ngày 17-1, Đại diện thường trực của Iran tại Liên Hiệp Quốc Amir Saeid Iravani giải thích mục tiêu tấn công vào các vị trí trên lãnh thổ Syria và Iraq là nhắm đến hai nhóm khủng bố Daesh (ISIS) và Hayat Tahrir al-Sham, cũng như "căn cứ gián điệp" của Israel phục vụ các hoạt động phá hoại an ninh quốc gia của Iran.

Và cuối cùng là các diễn ngôn ngoại giao của Iran thể hiện mong muốn giới hạn phạm vi xung đột. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh từng khẳng định chỉ đang "hành động tự vệ" chứ không muốn phát động chiến tranh khi tấn công vào Yemen nhằm triệt tiêu ý chí tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ của Houthi.

Hình thức diễn giải "nước đôi" này cũng được Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian áp dụng bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) hôm 17-1 khi ông lưu ý Tehran hoàn toàn tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq và Pakistan nhưng sẽ không bao giờ ngần ngại chống lại các mối đe dọa với an ninh quốc gia.

Hệ quả phức tạp

Mặc dù nhiều lần nhấn mạnh "mối quan hệ tuyệt vời" và "cam kết thực hiện chính sách láng giềng tốt đẹp và tình anh em giữa Iran và Pakistan", song đứng trước áp lực của cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2 tới, Pakistan phải lập tức đáp trả để giữ thể diện cho quân đội.

Tuy nhiên, ngay cả khi lên án cuộc không kích của Pakistan vào lãnh thổ Iran trong ngày 18-1 là "không cân bằng" và "không thể chấp nhận được", Bộ Ngoại giao Iran vẫn khẳng định luôn "phân biệt giữa đất nước Pakistan thân thiện và anh em với các nhóm khủng bố có vũ trang".

Nhiều phân tích cũng chỉ ra Pakistan đã cố ý tấn công vào các tay súng Baloch ly khai vốn là kẻ thù chung của họ và Iran. Không quân Pakistan cũng đã tránh bay vào không phận Iran khi chỉ tấn công tên lửa từ xa, và những người thiệt mạng trong vụ tấn công của Pakistan đều không phải công dân Iran.

Những nguy cơ khó lường

Do cảng Gwadar (trung tâm của hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan) và cảng Chabahar (trung tâm của hành lang thương mại quốc tế bắc - nam của trục Nga - Ấn) đều nằm ở khu vực biên giới, trong phạm vi hai tỉnh Baluchistan (Pakistan) và Sistan - Baluchestan (Iran) nên khả năng leo thang chiến sự giữa hai nước sẽ thấp đi rất nhiều.

Tuy nhiên, dù cho xung đột giữa Pakistan và Iran vẫn được duy trì ở trạng thái kiểm soát thì sự leo thang chiến sự từ trung tâm Dải Gaza đến các khu vực sát biên giới Iran thuộc làn sóng ủy nhiệm do Israel và Mỹ tiến hành vẫn đang có nhiều diễn biến hết sức khó lường.

Israel Israel 'ngửa bài' giữa vòng vây, xung đột lan rộng tại Trung Đông đang ngày càng gần

Cuộc chiến giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine chưa có dấu hiệu chấm dứt và nguy cơ về một cuộc xung đột lan rộng tại Trung Đông đang ngày càng gần hơn.

Xem thêm: mth.71142343291104202-gnod-gnurt-o-meihn-yu-tod-gnux-gnos-nal-ev-ol-gnad/nv.ertiout

Comments:4 | Tags:No Tag

“Đáng lo về làn sóng 'xung đột ủy nhiệm' ở Trung Đông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools