vĐồng tin tức tài chính 365

Kỹ sư Viện Vũ khí mê nhạc cổ truyền

2024-01-20 13:19
Phạm Văn Trình

Phạm Văn Trình

Hỏi Phạm Văn Trình, còn trẻ sao lại mê mấy món có vẻ cũ cũ của ông bà, đã khi nào cảm thấy lạc quẻ với bạn bè đồng trang lứa?

Chàng trai sinh năm 1995 cười xòa "chưa bao giờ thấy mình khác người, mấy món đó chạm đúng dây thần kinh của Trình đấy".

Trình hiện sinh hoạt tại Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương, một câu lạc bộ do các bạn trẻ yêu nghệ thuật văn hóa dân gian xây dựng để kết nối những sinh viên quan tâm, yêu thích nghệ thuật truyền thống.

Lành mạnh phết

Từ nhỏ dây thần kinh của Trình đã rất "nhạy" với âm nhạc cổ truyền.

Tình yêu "mưa dầm thấm lâu" nhờ người mẹ và bác hay hát văn nghệ phong trào ở làng, nhờ người bà mê xẩm và nhờ cả tiếng hát của nhiều ca sĩ dòng nhạc truyền thống vẳng từ chiếc đài đĩa nhà hàng xóm như Hồng Liên, Minh Phương, Anh Thơ, Bích Liên...

Và lúc đó dẫu chẳng hiểu xẩm là gì, bà đang hát gì, nhưng Trình nói "xẩm" đã thành một từ khóa còn lại sau năm tháng đi qua.

Trong điện thoại của anh có rất nhiều bài xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu thể hiện như Sáng cả đêm rằm, Dạt nước cánh bèo, Thập ân...

Trình bảo có những đêm nghe xẩm nỉ non nổi cả da gà bởi xẩm phóng khoáng, đầy chất giang hồ, sâu quá và hay quá.

Xem phim Đến hẹn lại lên, nghe giọng hát mộc mạc của nghệ sĩ Thúy Cải cất lên cũng khiến anh có cảm giác "bị xuyên thấu" và "chạm không hề nhẹ".

Lên đại học, Trình được bác dạy ca vọng cổ. Để rồi, trong buổi giao lưu tân sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sự, các bạn hát nhạc trẻ thì Phạm Văn Trình hát Hoa tím bằng lăng - một bài vọng cổ từng do nghệ sĩ Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ - hai nghệ sĩ mà Trình mê - ca. Cả trường vỗ tay nhiệt liệt.

Trình tốt nghiệp đại học và cao học khoa vô tuyến điện tử và laser Đại học Tổng hợp kỹ thuật quốc gia Bauman Matxcơva (Nga).

Những năm học ở đây, anh tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu âm nhạc cổ truyền cho bạn bè các nước. Về nước công tác tại Viện Vũ khí, những ngày trong tuần Trình là kỹ sư nhưng cuối tuần Trình lại dong xe đến câu lạc bộ Chèo 48h để học hát và giao lưu.

Nếu không hát, Trình sẽ ở chốn nào đó nghe các "báu vật sống" hát hoặc đi tìm thông tin, tư liệu về một bài bản cổ nào đó. Trình nói vui rằng lối chơi của mình "lành mạnh phết".

Các bạn trẻ chụp ảnh cùng nghệ nhân nhân dân ca trù làng Chanh Thôn Nguyễn Thị Khướu - Ảnh: NVCC

Các bạn trẻ chụp ảnh cùng nghệ nhân nhân dân ca trù làng Chanh Thôn Nguyễn Thị Khướu - Ảnh: NVCC

Một điều khó trở lại

Trong cuộc trò chuyện, Phạm Văn Trình kể say sưa về "diva của làng xẩm" - nghệ nhân Hà Thị Cầu, về những "báu vật nhân văn sống" ở Bắc Ninh (các cụ Nguyễn Thị Khướu, Nguyễn Văn Thị, Ngô Thị Nhi, Vũ Thị Chịch, Nguyễn Thị Bé, Nguyễn Thị Nguyên) giờ không còn người nào...

Còn rất nhiều nghệ sĩ trong dân gian nữa, họ là những người nắm giữ linh hồn của văn hóa cổ truyền Việt Nam.

Trình nói nghĩ về họ lại thấy cả một nền văn hóa đi ra từ ruộng mạ, "một điều gì đó mất mát, khó có thể trở lại trong văn hóa Việt Nam".

Họ vừa là những người nông dân tay lấm chân bùn bình thường nhưng cũng là những người có tư chất nghệ sĩ nhất.

Phạm Văn Trình và đôi nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hài và Nguyễn Thị Sứ - Ảnh: NVCC

Phạm Văn Trình và đôi nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hài và Nguyễn Thị Sứ - Ảnh: NVCC

Tiếng hát của họ được nuôi dưỡng bằng đất cát, ngô khoai; họ sống và chết giản dị. 

Họ hát lên những tâm tư, tình cảm của người Việt dù nhiều khổ đau, cay đắng nhưng không ngừng lạc quan, hy vọng.

Chẳng hạn trước khi mất, cụ Vũ Thị Chịch vẫn đi chợ bán từng nải chuối ở chợ Nhớn (TP Bắc Ninh). 

Thời trẻ cụ mê quan họ đến nỗi dù bị anh trai đánh nhưng vẫn đi chơi quan họ. 

Cụ bảo chồng cụ có bỏ thì bỏ chứ quan họ cụ không bỏ. Quan họ là lối chơi, không hẳn là phương tiện để kiếm sống.

Phạm Văn Trình cứ kể miên man về các cụ đã mất, cả các cụ còn sống.

Qua những chuyện mắt thấy tai nghe, hoặc do chính các nghệ sĩ kể lại, Trình chia sẻ về "hiện tượng trăm hoa" đua nở trong một số lĩnh vực thuộc âm nhạc cổ truyền, về việc lưu giữ bảo tồn những bài bản cổ và cả những quan tâm tới đời sống của họ. 

Nhân dân mà, kể cả khi đã khoác lên chiếc áo nghệ sĩ, họ vẫn không ngừng thiết tha.

Tương phùng tương ngộ

Mùa xuân hội nhiều. Sắp tới vui chơi dân gian dù nhộn nhịp thì cũng vắng lắm đây.

Bởi đã không còn những chiếc bóng lớn ngồi đó, giữa những tự sự bé nhỏ của đồng quê và cất lên tâm tình của một thời vàng son cho thế hệ con cháu của họ. Trình nói anh có một chất giọng "hàng cá hàng tôm", cần phải luyện nhiều.

Hiện câu lạc bộ mà Trình sinh hoạt có đủ lứa tuổi, ngành nghề. Hầu hết họ là những người trẻ. Họ hát như tỏa những nốt nhạc mà thế hệ trước đã dày công tạc dựng bằng tình yêu thuần khiết và không vụ lợi.

Âm nhạc cổ truyền: đánh động để giữ gìnÂm nhạc cổ truyền: đánh động để giữ gìn

TT - Từ ngày 19 đến 29-7, hội nghị quốc tế của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế sẽ diễn ra tại Hà Nội và Hạ Long (Quảng Ninh).

Xem thêm: mth.65270029002104202-neyurt-oc-cahn-em-ihk-uv-neiv-us-yk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kỹ sư Viện Vũ khí mê nhạc cổ truyền”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools