vĐồng tin tức tài chính 365

Bị cho nghỉ việc trước hạn hợp đồng tạm thời, luật sư tư vấn hướng giải quyết

2024-01-21 14:33
Bị cho nghỉ việc trước hạn hợp đồng tạm thời, phải làm sao? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Bị cho nghỉ việc trước hạn hợp đồng tạm thời, phải làm sao? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Lãnh đạo đơn vị giải thích hợp đồng của tôi là "hợp đồng tạm thời" nên không phải chờ đến hạn.

Đơn vị trả lời như vậy đúng không? Nếu không đúng tôi phải làm gì, tôi có quyền khiếu nại cơ quan trên không?

Bạn đọc tên Anh (TP.HCM) gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

- Luật sư Đỗ Hoàng Minh (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Đỗ Hoàng Minh

Luật sư Đỗ Hoàng Minh

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động tại điều 34 như sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 177 của bộ luật này.

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động chết; bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 35 của bộ luật này.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 36 của bộ luật này…

- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc…

Như vậy, việc chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan với anh mà không thuộc một trong các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 12 của 9diều 34 đều là vi phạm hợp đồng, trừ trường hợp thuộc khoản 13, nghĩa là giữa anh với cơ quan đó đang giao kết một hợp đồng thử việc.

Nếu "hợp đồng tạm thời" của anh là "hợp đồng thử việc" thì quy định về kết thúc hợp đồng thử việc như sau:

Điều 27: Kết thúc thời gian thử việc

- Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo đó, chỉ khi anh và cơ quan đó giao kết hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có ghi nhận thời gian thử việc thì trong khoảng thời gian đó, cơ quan ký hợp đồng với anh có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động (có thời gian thử việc) đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Ngoài ra, cơ quan được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh theo điều 36.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn…

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2, điều 16 của bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 điều này.

Sau khi xem xét, nếu việc chấm dứt hợp đồng lao động với anh không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì cơ quan đó đã vi phạm Bộ luật Lao động và có nghĩa vụ như sau:

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 điều này, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 46 của bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 46 của bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Nếu việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với anh trái với quy định của Bộ luật Lao động thì anh có quyền khiếu nại đến giám đốc, thủ trưởng cơ quan.

Nếu họ không nhận khiếu nại hay nhận nhưng không giải quyết, hay giải quyết chưa đúng quy định thì anh có quyền gửi đơn khiếu nại đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện nơi cơ quan có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Nếu việc giải quyết đó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của anh thì anh có quyền khởi kiện cơ quan đó đến tòa án có thẩm quyền.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Hợp đồng lao động ký online có hợp pháp không?Hợp đồng lao động ký online có hợp pháp không?

Tôi ở tỉnh A., do có nhu cầu nên vừa rồi đã ký hợp đồng lao động online với công ty ở tỉnh B. và làm việc online. Tôi không biết là hợp đồng này có hợp pháp không?

Xem thêm: mth.41374532291104202-teyuq-iaig-gnouh-nav-ut-us-taul-ioht-mat-gnod-poh-nah-court-ceiv-ihgn-ohc-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bị cho nghỉ việc trước hạn hợp đồng tạm thời, luật sư tư vấn hướng giải quyết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools