Quả đạn pháo này được bắn bằng súng điện từ, với tốc độ Mach 7 (2.401m/s). Trong suốt quá trình bay, nó có thể nhận tín hiệu ổn định từ hệ thống định vị vệ tinh BeiDou và liên tục điều chỉnh đường bay, duy trì sai số nhỏ hơn 15m cho đến khi chạm mục tiêu.
Đạt được độ chính xác cao ở tốc độ 2.401m/s như vậy không phải là điều dễ dàng.
Mặc dù độ chính xác đối với các mục tiêu nhỏ như xe tăng chưa cao, nhưng đối với các mục tiêu lớn hơn như tàu chiến hoặc bến cảng thì nó đạt hiệu quả tốt hơn.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), khái niệm "đạn pháo mơ ước” lần đầu tiên được hải quân Mỹ đưa ra vào năm 2012, giới thiệu quả đạn thông minh này như một phương tiện nhằm củng cố sự thống trị toàn cầu của nước này.
Quân đội Mỹ có kế hoạch phát triển và bắn thử loại đạn pháo này trong vòng 5 năm. Nhưng thời hạn đó đến rồi đi. Theo một số thông tin truyền thông Mỹ năm 2017, nghiên cứu về loại đạn này vẫn đang được tiến hành.
Tuy nhiên đến năm 2021, quân đội Mỹ đã từ bỏ chương trình súng điện từ và không có thông tin công khai nào về số phận của dự án đạn pháo dẫn đường bằng GPS này.
Vũ khí điện từ là yếu tố thay đổi cuộc chơi tiềm năng trên chiến trường. Chúng hứa hẹn cung cấp một loạt đạn pháo hiệu quả về mặt chi phí, trong khi vẫn duy trì tầm xa và độ chính xác.
Tuy nhiên trong quá trình phóng, những vũ khí này tạo ra một trường điện từ cường độ cao có thể phá hủy các bộ phận điện tử mỏng manh như chip và ăng ten.
Đồng thời, những quả đạn “thông minh” này cần có khả năng thu được tín hiệu vệ tinh, điều này tạo nên sự mâu thuẫn với khả năng phong bế năng lượng điện từ của chúng.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan này đã gây ra trở ngại lớn đối với các nhà khoa học và kỹ sư trên toàn thế giới, bao gồm Trung Quốc.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Feng Junhon tại Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia Trung Quốc về năng lượng điện từ đã tiết lộ một thiết kế ăng ten mới, có thể chống lại bức xạ điện từ mạnh trong khi tiếp nhận tín hiệu định vị có độ chính xác cao từ dải tần quân sự BeiDou. Ngoài ra, còn nhiều thiết kế khó khác trong quả đạn đã được giải mã.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Đại học Kỹ thuật hải quân.
Báo SCMP băn khoăn: Các bài nghiên cứu do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc xuất bản trên các tạp chí học thuật mở đều trải qua quá trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Không rõ vì sao Trung Quốc lại chọn tiết lộ tiến độ này vào thời điểm hiện nay.
Vài giờ sau khi Triều Tiên phóng khoảng 200 quả pháo về phía biên giới trên biển, Hàn Quốc đã triển khai lính thủy quân lục chiến ở đảo Yeonpyeong tập trận bắn đạn thật.