Diễn đàn Các quốc gia xuất khẩu khí đốt là tổ chức quy tụ những quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới hiện nay như Nga, Qatar và một số quốc gia khác, chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng khí đốt toàn cầu. Theo đó, nhu cầu khí đốt của thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm nay. Đến năm 2050, tăng trưởng hơn 20%.
Khác với thị trường dầu mỏ, nguồn cung trên thị trường khí đốt đã không có sự gia tăng đáng kể nào kể từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Các dự án khai thác khí đốt được cho đang bùng nổ tại Mỹ và Qatar. Tuy nhiên, các dự án sẽ chỉ có thể vận hành khoảng từ năm 2026 trở đi. Nguồn cung trên thị trường khí đốt vì thế được dự báo sẽ chỉ có thể dư thừa kể từ khoảng thời điểm đó. Sau cuộc xung đột Nga - Ukraine, giá khí đốt có lúc đã tăng tới gấp 7 lần so với trước đây.
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28) mới đây đã thông qua một thỏa thuận quan trọng, mở ra lộ trình cho thế giới tiến tới kỷ nguyên năng lượng tái tạo. Nhưng trong thỏa thuận, khí đốt vẫn được các quốc gia nhấn mạnh là một nguồn năng lượng quan trọng cho quá trình chuyển tiếp. Nó có thể xem là lời khẳng định của thế giới rằng nhu cầu khí đốt vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của các năng lượng tái tạo.
Tín hiệu thị trường cũng cho thấy, sự căng thẳng nguồn cung khí đốt hiện nay chỉ có thể được xoa dịu trong những năm cuối của thập kỷ này.
VTV.vn - Năm 2023, Nga ghi nhận thâm hụt ngân sách cao hơn dự kiến do doanh thu từ dầu và khí đốt giảm 24%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.82610858042104202-6202-man-ned-gnaht-gnac-tod-ihk-gnourt-iht/et-hnik/nv.vtv