vĐồng tin tức tài chính 365

Sớm kết thúc đàm phán FTA song phương Việt Nam-UAE

2024-01-25 08:13

Ngày 24/1/2024, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Bộ trưởng Công thương và người đồng cấp đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương Việt Nam-UAE theo hướng ngày càng khởi sắc, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, đồng thời mở rộng cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Đồng thời, 2 Bên đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đã đạt được của đoàn đàm phán hai bên trong việc đẩy nhanh quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA).

Việt Nam và UAE thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán, sớm kết thúc đàm phán FTA song phương.

Việt Nam và UAE thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán, sớm kết thúc đàm phán FTA song phương.

Trong thời gian tới, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong quá trình đàm phán CEPA, thảo luận nhằm tìm ra giải pháp về những nội dung mà hai bên còn có quan điểm khác biệt, sớm thu hẹp khoảng cách, giúp duy trì động lực đàm phán, tiến tới sớm kết thúc đàm phán hiệp định này.

Việc kết thúc đàm phán CEPA, tiến tới ký kết, đưa hiệp định này vào thực thi sẽ góp phần đáng kể nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương lên tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai nước.

Tháng 4 năm ngoái, trong khuôn khổ khuôn khổ chương trình làm việc tại các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và người đồng cấp Thani bin Ahmed Al Zeyoudi đã ký Tuyên bố cấp Bộ trưởng về việc khởi động đàm phán Hiệp định CEPA.

FTA giữa Việt Nam và UAE được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các cơ hội hợp tác về đầu tư, thương mại, phát huy tối đa tiềm năng của quan hệ song phương. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, đang trở thành công xưởng sản xuất nhiều ngành hàng quan trọng của khu vực và thế giới, còn UAE có nhiều thế mạnh với vị trí cảng trung chuyển và trung tâm tài chính và logistics.

CEPA còn là nền tảng cho quan hệ đối tác hiện đại, năng động, tạo ra kỷ nguyên hợp tác mới, mang lại lợi ích chung và toàn diện, bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, thuận lợi hóa đầu tư, các lĩnh vực khác sẽ được thỏa thuận và hợp tác trong các vấn đề liên quan, nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế mà hai bên đặt ra là tăng đáng kể kim ngạch thương mại và đầu tư song phương.

Bộ trưởng Diên đồng thời kêu gọi doanh nghiệp UAE nghiên cứu, đến đầu tư tại Việt Nam vào một số lĩnh vực mà hai Bên cùng quan tâm.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), UAE hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Kuwait) của Việt Nam tại Tây Á. Trong giai đoạn 2018-2022, tổng trao đổi thương mại giữa hai nước bình quân đạt khoảng 5 tỷ USD/năm. Về cán cân thương mại, Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường UAE với giá trị lớn khoảng 3-4 tỷ USD/năm.

Năm 2023, tổng trao đổi thương mại hai chiều đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2022; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 4,3% và nhập khẩu đạt trên 676 triệu USD, tăng 16%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang UAE gồm điện thoại di động, máy vi tính và linh kiện, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, hạt tiêu, thủy sản, giày dép, hàng dệt may, sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm nhựa, đồ gỗ nội thất…

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ UAE gồm chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng (LPG), chế phẩm từ dầu mỏ, nguyên liệu thức ăn gia súc, kim loại thường, hóa chất…

Xem thêm: lmth.204833tsop-eau-man-teiv-gnouhp-gnos-atf-nahp-mad-cuht-tek-mos/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Sớm kết thúc đàm phán FTA song phương Việt Nam-UAE”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools