vĐồng tin tức tài chính 365

Phương Tây cạn viện trợ, Ukraine mất cơ hội “lật kèo” trên chiến trường?

2024-01-26 07:50

Ukraine đối mặt tình trạng thiếu đạn pháo nghiêm trọng

Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn đối với các binh sỹ Ukraine – những người đang gặp khó khăn do không đủ dự trữ đạn dược trên chiến trường và hiện đang bị quân đội Nga áp đảo. Chưa kể, Kiev đang phải đối mặt với sự thiếu chắc chắn về hỗ trợ an ninh trong tương lai từ các đối tác phương Tây.

Celeste Wallander, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế cho biết, Lầu Năm Góc nhận thức được mối lo ngại của các chỉ huy quân sự Ukraine rằng binh sỹ của họ không có đủ v kho đạn dược mà họ yêu cầu. Một trong những loại đạn dược quan trọng nhất là đạn pháo.

Mùa hè năm 2023, Ukraine đã bắn tới 7.000 quả đạn pháo mỗi ngày, nhiều hơn so với số lượng đạn pháo mà Nga sử dụng, New York Times dẫn thông tin từ các nhà phân tích Mỹ và phương Tây cho biết. Nhưng hiện tại, con số này đã thay đổi đáng kể.

Xe tăng Nga nã pháo trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Ukraine chỉ bắn 2.000 quả đạn pháo mỗi ngày, trong khi Nga sử dụng tới 10.000 quả. Sự gia tăng đạn pháo đối với Nga, một phần là do thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước, một phần là do tiếp nhận từ các đối tác bên ngoài.

Trong khi Nga đang nỗ lực thúc đẩy quá trình sản xuất vũ khí thì Ukraine lại đang có dấu hiệu thụt lùi. “Thách thức về đạn dược của Ukraine bắt nguồn từ việc khó nâng cao năng lực sản xuất quốc phòng. Hiện Mỹ đang làm việc với các đồng minh và đối tác để hỗ trợ Kiev mở rộng hoạt động sản xuất đạn dược. Chúng tôi đang tìm cách đáp ứng điều đó”, ông Wallander lưu ý.

Áp lực viện trợ đè nặng phương Tây

Có rất nhiều kế hoạch lớn đang được thực hiện. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 23/1 công bố các hợp đồng mới trị giá 1,2 tỷ USD để mua 220.000 quả đạn pháo 155mm – loại đạn pháo đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Ukraine nhằm đối phó với Nga.

Phát biểu với báo chí, ông Stoltenberg cho biết: “Chương trình mua sắm chung của NATO đang được thực thi. Cuộc chiến ở Ukraine hiện đã trở thành một cuộc chiến về đạn dược vì thế điều quan trọng là liên minh phải nạp đầy kho dự trữ song song với việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Vẫn chưa rõ liệu các hợp đồng mua sắm của NATO có cho phép liên minh gửi thêm đạn dược tới Ukraine hay không hay chỉ được sử dụng để bổ sung cho kho dự trữ của khối.

Trong bản đánh giá tình hình chiến trường công bố ngày 24/1, các nhà phân tích cho rằng: “Sự hỗ trợ về an ninh của phương Tây đóng vai trò rất quan trọng đối với Ukraine. Bất cứ sự cắt giảm hoặc chậm trễ nào trong quá trình viện trợ đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Kiev”.

Nếu phương Tây cắt giảm viện trợ cho Ukraine thì điều này có thể dẫn tới việc Nga giành được nhiều vùng lãnh thổ hơn và đưa các căn cứ tiền phương đến gần biên giới các nước thành viên NATO hơn”. Theo đánh giá, việc bổ sung kho dự trữ của NATO cũng quan trọng không kém. “Quá trình tái vũ trang của NATO là điều cần thiết để ngăn chặn hoặc đẩy lùi bất cứ cuộc tấn công nào của Nga trong tương lai vào sườn phía Đông NATO”.

Không chỉ NATO, các nước thuộc Liên minh châu Âu cũng đẩy nhanh tốc độ sản xuất đạn dược. Còn Ukraine đang phát đi tín hiệu muốn gia tăng sản lượng đạn dược cả ở trong nước lẫn bên ngoài.

“Mọi khía cạnh hậu cần phải được đẩy nhanh”, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết sau cuộc gặp với các quan chức chính trị và quân sự hàng đầu của Ukraine. “Ukaine cũng thảo luận về việc triển khai các dây chuyền sản xuất vũ khí, đạn dược mới với các doanh nghiệp trong nước hoặc các đối tác”.

Hiện, ẩn số lớn nhất là tương lai của các khoản viện trợ bổ sung mà Mỹ dành cho Ukraine. Gói viện trợ bổ sung mới nhất vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua, bất chấp những lời kêu gọi liên tiếp của chính quyền Tổng thống Biden.

Các quan chức Lầu Năm Góc khẳng định rằng nếu không có thêm kinh phí Washington không thể trang bị cho Ukraine vũ khí với mức độ và tốc độ tương tự như những gì nước này đã thực hiện kể từ ngày đầu xung đột. Các quan chức Mỹ và Ukraine cảnh báo hậu quả nghiêm trọng của việc cạn kiệt viện trợ. Một số người thậm chí cho rằng Ukraine sẽ thất bại nếu không được tiếp tục hỗ trợ.

Tướng Pat Ryder – Thư ký báo chí Lầu Năm Góc lưu ý: “Việc thiếu kinh phí đã buộc chúng tôi phải tạm dừng rút các hệ thống từ kho dự trữ vì điều này ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng về mặt quân sự. Những hạn chế đó đã ngăn cản chúng tôi đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất trên chiến trường của Ukraine như đạn pháo, vũ khí chống tăng, máy bay đánh chặn phòng không”.

Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Celeste Wallander nhận định, xung đột vẫn chưa lắng xuống. Trên thực tế, Nga vẫn duy trì các hoạt động ở cường độ cao, với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cũng như máy bay không người lái để áp đảo năng lực phòng không của Ukraine. Ngoài đạn dược và đạn pháo, Ukraine rất cần các máy bay đánh chặn để chống lại các cuộc tấn công của Nga.

Bình luận của các quan chức Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Nga đang giành được một số bước tiến lớn dọc theo tuyến đầu tại Ukraine trong thời gian gần đây. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, quân đội Nga đã đạt được tiến bộ ở khu vực Lugansk, phía Nam thành phố Kupyansk. Nhiều phương tiện truyền thông của Nga cũng cho biết, quân đội nước này đã đạt được các bước tiến gần Kreminna.

Xem thêm: nhc.520840560621042881-gnourt-neihc-nert-oek-tal-ioh-oc-tam-eniarku-ort-neiv-nac-yat-gnouhp/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phương Tây cạn viện trợ, Ukraine mất cơ hội “lật kèo” trên chiến trường?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools