vĐồng tin tức tài chính 365

Lì xì. chúc Tết kiểu công nghệ làm mất cả Tết thân tình?

2024-01-28 06:00
Mừng tuổi bà - Ảnh: HỮU NHÂN

Mừng tuổi bà - Ảnh: HỮU NHÂN

Tuổi Trẻ trích đăng ý kiến hai bạn đọc về chuyện mừng tuổi đầu năm thời nay. Bạn đồng tình không, quan điểm của bạn thế nào?

Tiện lợi đó nhưng đã giảm thân tình

Dịp Tết, như bao gia đình khác, gia đình tôi cũng có tập quán lì xì cho con cháu gọi là để lấy may mắn đầu năm mới. Sau bữa cơm trưa ngày mùng 1, tất cả thành viên trong nhà tập hợp đông đủ ở gian nhà trước. B

a má tôi được mời ngồi giữa. Lần lượt các con từ lớn đến nhỏ bước đến nói lời chúc sức khỏe cha mẹ. Anh chị em nào đã có vợ, có chồng sẽ đứng thành đôi. Ai còn độc thân, đứng mình ên mà mừng tuổi ba má.

Sau lời chúc đầu năm đó, các con gửi đến ba má món quà xuân gọi là để nhớ ơn công lao nuôi dưỡng, dạy con nên người và mong ba má sống lâu, vui khỏe cùng con cháu. Ba má tôi cảm động lắm, có khi nước mắt hạnh phúc rơi xuống.

Quà cho ba má thường là tấm áo, hộp bánh, gói trà, đôi dép, chiếc khăn quàng cổ. Chúng tôi cũng được nhận phần lì xì của ba má. Cầm bao lì xì trên tay, mỗi gia đình nhỏ chụp một tấm ảnh kỷ niệm với ba má.

Nhưng điều đặc biệt là việc lì xì không dừng lại ở đó. Các anh chị em tôi theo thứ tự lần lượt ngồi vào vị trí chiếc ghế của ba má tôi để các em bước đến chúc mừng. Người con lớn sẽ ngồi đầu tiên cho đến đứa em út cũng được như vậy. Dĩ nhiên, sau lời chúc ai cũng có một phong bao lì xì. Rất vui.

Các cháu cũng theo thứ tự xếp hàng chúc Tết. Xoay vòng như thế, bé nhỏ nhất cũng được chúc Tết và tặng lì xì cho các anh chị. Các cháu nhà tôi không có việc mở bao lì xì rồi so sánh nhiều ít giữa người này và người khác, càng không nghĩ đến việc gom góp xem được bao nhiêu mà chủ yếu là vui.

Nhìn một cháu 10 tuổi được đứa em 5 tuổi vòng tay đọc bài thơ chúc Tết rồi tặng bao lì xì cho bé thật đáng yêu. Số tiền lì xì còn lại, các cháu được nhắc nhở sử dụng cho việc học, nuôi heo đất và dành một ít để gửi vào thùng công đức ở các chùa, giúp đỡ người còn khó khăn hay chuyển đến các tổ chức, đoàn thể làm thiện nguyện.

Mấy năm gần đây, cảnh nhà có thay đổi. Do sức khỏe và cả do chuyện làm ăn, số thành viên về dự chúc Tết, nhận lì xì có thưa hơn. Các cháu đã lớn, thời gian nghỉ ngơi, thăm viếng ông bà thay đổi. Nhịp điệu cuộc sống hối hả, các cháu giờ đã khác xưa. Gia đình tôi phải linh động thay đổi thời gian họp mặt để các cháu có thời gian vui chơi cùng bạn bè hay đi cà phê.

Các cháu cũng có tài khoản nên giờ đây thay vì tặng bao lì xì, người lớn có thể chuyển tiền vào đấy. Thật nhanh, gọn. Cháu nào vắng mặt cũng không mất phần. Lời chúc Tết năm nào của các cháu làm cả nhà vang tiếng cười nay là tin nhắn mà nhà mạng mặc định ai cũng có: "Happy new year!". Thế thôi!

Giữa các cháu cũng vậy. Sau tin nhắn chúc mừng là thời gian đón xem điện thoại báo tài khoản tăng lên bao nhiêu. Tiện lợi đấy nhưng hình như có giảm đi chút tình. Bữa cơm ngày Tết không còn đủ mặt như xưa vì các mối quan hệ xã hội khác chi phối.

Bây giờ, buổi lì xì đầu năm chỉ người tóc hoa râm bên cạnh ba má. Tôi nghĩ nếu Tết mà không có lì xì mất một phần vui. Và rồi thiếu đi cái cảnh ông bà ngồi giữa, con cháu vây quanh nói lời chúc mừng sống lâu, sống khỏe thì niềm vui mừng xuân mới không còn trọn vẹn.

Chúc Tết bằng tin nhắn thì nhanh chóng, dễ dàng nhưng nhiều người trẻ rụt rè không nói được câu chúc Tết trực tiếp trước mặt người lớn.

NGUYỄN MINH

Những lời chúc "công nghệ"

Mỗi thời đại phong tục Tết có thể khác đi. Sự biến đổi là để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nếu ngày xưa lì xì Tết được trao tận tay thì nay người ta có thể thực hiện gửi tiền qua hình thức online. Thật tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng.

Mà cách này được cho là có thể tránh được việc đổi tiền mới (không hợp pháp) trên mạng. Càng phù hợp nếu những người thân ở cách xa nhau, vì nhiều lý do không thể về nhà đón Tết cùng gia đình, họ hàng.

Việc chúc Tết từ lâu đã có những thay đổi. Không còn những cánh thiệp xuân tự viết, ngày nay thông qua tin nhắn điện thoại, mạng xã hội mọi người có thể gửi đến nhau những điều tốt đẹp vào năm mới. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nếu không chỉ là chạy theo sự tiện lợi, trào lưu và đôi khi hời hợt, rập khuôn về nội dung, việc chúc xuân mất phần nhiều ý nghĩa.

Công nghệ chỉ là phương tiện kết nối, không thay thế những cuộc gặp mặt tình thân ngoài đời, những gặp gỡ, buổi trò chuyện thật. Cảm nhận từ những dòng tin nhắn chúc Tết cũng khó thể bằng lời nói trực tiếp nghe được, nét chữ riêng.

Nhiều trẻ em tết đến nhà ông bà chỉ thích sử dụng máy tính bảng, điện thoại thay vì trò chuyện vui vẻ cùng cả nhà. Nhiều trẻ mầm non đã mở ngay phong bao lì xì tỏ ra không vui vì số tiền trong đó, thậm chí mau miệng so sánh tiền lì xì vừa nhận được khiến người lớn cũng ngượng ngùng. Cũng không ít những bao lì xì bộn tiền được trao cho trẻ khi ai đó muốn lấy lòng cha mẹ ông bà của trẻ vì tư lợi.

Lì xì và chúc Tết luôn gắn liền nhau. Đó là dịp người lớn tặng trẻ nhỏ một số tiền may mắn đầu năm. Con cháu lớn, thành đạt biếu tặng tiền ông bà, cha mẹ cao tuổi thể hiện tấm lòng. Không câu nệ về giá trị vật chất nhưng nhất thiết phải dành cho nhau lời chúc đầu năm mới, lời chúc từ tấm lòng. Có vậy thì việc mừng tuổi đầu năm mới thật sự trọn vẹn ý nghĩa.

Lì xì vui vẻ đầu XuânLì xì vui vẻ đầu Xuân

Có nhiều cách lì xì vui vẻ mang tới nhiều lộc may cho người nhận đầu năm.

Xem thêm: mth.5793832272104202-hnit-naht-tet-ac-tam-mal-ehgn-gnoc-ueik-tet-cuhc-ix-il/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lì xì. chúc Tết kiểu công nghệ làm mất cả Tết thân tình?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools