Giữa căng thẳng ngày càng dâng cao trong xung đột quân sự với Nga, bắt đầu từ tháng 10/2023 hàng loạt binh sĩ Ukraine sống giữa các chiến hào nơi tiền tuyến tiếp tục loay hay tìm cách đối phó với "thù trong" là loài gặm nhấm đáng gờm mang đến căn bệnh dịch hạch đáng sợ khiến người mắc phải tê liệt sức chiến đấu. Tình trạng này từng xảy ra trong Thế chiến I, II trước đó.
Loài gặm nhấm làm giảm khả năng chiến đấu
Tại một số khu vực ở phía Nam Zaporizhzhia, Ukraine, giữa các chiến hào tạm thời yên ắng, nhiều binh sĩ nữ đã phải cầu cứu khi vừa chợp mắt đã giật thót người khi chuột luồn vào người qua ống quần, cắn vào ngón tay. Càng kinh hoàng hơn khi hầm trú ẩn của những người lính giữa mùa đông nghiệt ngã nhung nhúc đám chuột chiếm lĩnh, hoành hành, tìm kiếm thức ăn dọc theo chiến tuyến dài gần 1.000 km, lây lan mầm bệnh dịch hạch để tranh giành thức ăn và tìm hơi ấm...
Tranh thủ những lúc im tiếng súng, các chiến binh tìm cách đuổi loài gặm nhấm này ra khỏi hầm trú ẩn bằng các rải thuốc diệt chuột, thả mèo vào bắt, che chắn toàn bộ hầm..., nhưng không thể ngăn nổi "sự xâm lấn như vũ bão" của loài chuột gây bệnh, thậm chí "khắc tinh" của chúng là mèo cũng đành ngậm ngùi xuội lơ vì không phản ứng nổi, khi chuột lao ra khỏi nòng súng cối, bò lổm ngổm kiếm ăn dưới sàn, nhảy phắt ra từ túi balô, ruột gối, máy phát điện... Dù chưa bị chuột cắn nhưng việc hít phải hơi phân của loài gặm nhấm này cũng dẫn đến tình trạng sốt, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, mắc hantavirus, nhất là khi loài này thường tấn công lúc binh sĩ nghỉ ngơi khiến họ thêm căng thẳng, dẫn đến triệt tiêu sức chiến đấu...
Bế tắc vì... chuột!
Không thể phủ nhận loài gặm nhấm này sinh sôi nảy nở một cách chóng mặt, nhưng chính chiến tranh cũng khiến môi trường sống bị xâm lấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của chúng...
Ngoài tấn công binh sĩ, gây bệnh dịch hạch, chuột còn tàn phá trang thiết bị quân sự, cắn đứt dây điện, làm gián đoạn liên lạc. Khủng khiếp hơn, đoàn binh chuột còn gặm cả bình xăng và bánh xe khiến ôtô không thể chạy được, thiệt hại không thống kê nổi; nhất là trong chiến tranh, việc mất liên lạc có thể khiến nhiều người thiệt mạng, nhất là khi thời tiết ngày càng lạnh, đoàn quân gặm nhấm sẽ xâm lấn chiến hào ngày càng nhiều.
Trước đó, xác chuột từng được ứng dụng trong quân sự dưới dạng vũ khí sinh học. Trong tác phẩm Cái chết đen và sự lây nhiễm sang phương Tây (Đại học Harvard, Mỹ xuất bản năm 1997), khi Quân đội Mông Cổ tấn công khu vực Trung Á và Châu Âu, nhiều binh sĩ của họ mắc bệnh dịch hạch, khiến chỉ huy nảy sinh ý định dùng máy bắn đá đẩy xác binh sĩ cùng chuột chết vào thành để đối phương cũng bị lây bệnh dịch hạch. Và điều bất ngờ xảy ra là những thương nhân may mắn thoát nạn đã mang mầm bệnh đến khu vực Nam và Tây Châu Âu, lây lan thành "cái chết đen" kinh hoàng, làm hơn 1/3 dân số châu lục này thiệt mạng.
Tiếp đó, sang Thế chiến II, phía Anh định dùng chuột gây tổn thất cho quân Đức bằng cách đưa những vật kích nổ giấu trong chuột chết áp sát các mục tiêu quân sự của đối phương và khi Quân đội Đức đem đốt xác chuột để tránh phát tán mầm bệnh, quả bom bên trong chuột sẽ phát nổ, gây thương vong cho binh sĩ. Thế nhưng kế hoạch tinh vi này đã bị Tình báo Đức nắm được, khiến hàng trăm xác chuột mang vũ khí của Anh bị phát hiện, vì thế phía Đức may mắn thoát nạn trong gang tấc, cho đến khi bại trận vào năm 1945, kết thúc Thế chiến II.
(Còn tiếp...)
Xem thêm: lmth.464851_oah-neihc-meihc-max-touhc-hnib-naod1-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc