Bầu khí quyển là gì?
Theo Trung tâm nghiên cứu môi trường Smithsonian (SERC), khi Trái Đất hình thành, khoảng 4,5 tỷ năm trước, hành tinh nóng chảy hầu như không có bầu khí quyển. Nhưng khi thế giới nguội đi, bầu khí quyển đã hình thành. Chúng ta đang sống ở phần đáy của một biển không khí được gọi là bầu khí quyển.
Ban đầu, bầu khí quyển cổ xưa bắt đầu với giống với bầu khí quyển của sao Kim, với nitơ, carbon dioxide, có thể là khí mê-tan. So với không khí hiện nay, lượng hydro sunfua, metan và carbon dioxide của bầu khí quyển thời xưa nhiều gấp 10 đến 200 lần.
Sau khoảng 3 tỷ năm, hệ thống quang hợp phát triển nên các sinh vật đơn bào đã dùng năng lượng mặt trời để biến các phân tử carbon dioxide và nước thành đường và khí oxy.
Bầu khí quyển có tác dụng giúp bảo vệ Trái Đất khỏi những tia nắng gay gắt của Mặt Trời và làm giảm sự khắc nghiệt của nhiệt độ. Tuy nhiên, ngày nay, con người giải phóng nhiều carbon dioxide, hiệu ứng nhà kính của Trái Đất trở nên mạnh mẽ hơn khiến bầu khí quyển ngày càng bị ảnh hưởng.
5 hậu quả xảy ra nếu Trái đất không có bầu khí quyển
Vậy nếu như một ngày nào đó, bầu khí quyển của Trái đất bị mất đi thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Theo các nhà nghiên cứu, đây là kết cục mà họ không dám nghĩ tới bởi sẽ có 5 hậu quả sẽ xảy ra nếu bầu khí quyển của Trái đất hoàn toàn biến mất.
1. Không có mưa
Nếu không có bầu khí quyển, hành tinh của chúng ta sẽ không còn có mây, không có các tầng khí quyển và từ đó những hiện tượng thời tiết như mưa, mưa đá, tuyết… sẽ không còn xảy ra.
2. Không có đại dương
Trong trường hợp bầu khí quyển không tồn tại, nước cũng sẽ biến mất. Cụ thể, nước ở bất cứ đâu trên thế giới sẽ bị chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Như vậy, các đại dương, sông, hồ, suối… trên Trái đất đều sẽ không còn tồn tại.
3. Không có âm thanh
Âm thanh cần có môi trường để truyền đi và nó không thể truyền đi trong chân không. Do đó, khi không có bầu khí quyển, mọi sự kiện trên Trái đất vẫn sẽ diễn ra nhưng trong tình trạng không có âm thanh, tiếng động.
4. Thay đổi nhiệt độ
Việc thiếu bầu khí quyển sẽ khiến cho bề mặt Trái đất lạnh hơn. Nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới mức đóng băng. Hơi nước từ các đại dương sẽ hoạt động như một khí nhà kính, làm tăng nhiệt độ. Nhiệt độ tăng lên sẽ cho phép nhiều nước chuyển từ biển vào không khí hơn, có khả năng dẫn đến hiệu ứng nhà kính và biến Trái đất thành một hành tinh giống sao Kim.
5. Tất cả động, thực vật trên bề mặt Trái đất sẽ chết
Có một thực tế là chúng ta không thể tồn tại trong môi trường chân không. Nếu bầu khí quyển đột ngột biến mất, chúng ta sẽ gặp tình trạng giống các phi hành gia bị rơi ra ngoài không gian mà không có đồ bảo hộ. Nhiệt độ ban đầu sẽ tăng cao, màng nhĩ sẽ nổ tung, nước bọt sẽ sôi lên. Sau đó, con người sẽ chết trong đau đớn do sự chênh lệch áp suất giữa không khí bên trong phổi và bên ngoài cơ thể để hít vào và thở ra.
Sự biến mất của bầu khí quyển Trái Đất sẽ không chỉ gây tử vong cho con người, mà còn cho hầu hết các loài thực vật và động vật trên hành tinh.
Không khí tạo ra lực nâng cho các vật thể bay bằng cách tạo ra sự chênh lệch áp suất không khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể khi dòng không khí chuyển động chảy bao quanh vật thể. Do đó, khi không có bầu khí quyển, các sinh vật biết bay và cả máy bay sẽ rơi xuống bề mặt Trái đất.
Các sinh vật sống dưới biển sẽ chết lâu hơn một chút do chúng dựa vào lượng oxy hòa tan để hô hấp. Tuy nhiên , một số sinh vật cực nhỏ như vi khuẩn có thể sống sót do chúng phụ thuộc tương đối thấp vào oxy để sinh tồn.
*Nguồn: Whatif