vĐồng tin tức tài chính 365

Hồ Xuân Hương là ai mà tìm mãi chưa thấy?

2024-01-30 13:19
Hệ thống nhân vật phụ tạo nên sự bi – hài cho vở chèo - Ảnh: ĐẬU DUNG

Hệ thống nhân vật phụ tạo nên sự bi – hài cho vở chèo - Ảnh: ĐẬU DUNG

Tuy nhiên, tới bây giờ "Hồ Xuân Hương, bà là ai?" vẫn chưa có câu trả lời khả dĩ nhất.

Chính trạng thái mờ tỏ là nguồn cảm hứng của văn học nghệ thuật đi tìm, kiến giải theo cách riêng.

Và làng sân khấu vừa có thêm một Hồ Xuân Hương mới, phiên bản chèo do tác giả - kịch bản Nguyễn Đức Minh, đạo diễn - NSND Trịnh Thúy Mùi... cùng tập thể diễn viên chèo Hải Phòng tạo ra.

Chiếc quạt trắng trong chèo

Vở chèo Hồ Xuân Hương nữ sĩ có buổi ra mắt vào tối 27-1 tại Nhà hát Tháng Tám (TP Hải Phòng).

Chủ tịch Hội Sân khấu Việt Nam Trịnh Thúy Mùi kể Hải Phòng đặt hàng bà một vở về Hồ Xuân Hương theo bản kinh điển của Nhà hát chèo Việt Nam năm 1987 (NSND Bùi Đắc Sử đạo diễn, kịch bản Thùy Linh - Bùi Đức Hạnh) nhưng bà đề xuất dựng vở mới bởi "còn quá nhiều chuyện để kể về nữ sĩ này".

Cuộc đời nhiều giai thoại thúc đẩy cơ chế huyền thoại nảy sinh và phát triển, càng khiến Hồ Xuân Hương trở thành một hiện tượng văn hóa thú vị.

Nhưng Hồ Xuân Hương với chèo thì sao? Chèo là môn nghệ thuật vừa gần gũi nhưng cũng tinh tế, thâm thúy.

Trong vở chèo, tác giả sử dụng nhiều màu trắng để lột tả tính cách thơ, nhân cách bà Hồ Xuân Hương - Ảnh: ĐẬU DUNG

Trong vở chèo, tác giả sử dụng nhiều màu trắng để lột tả tính cách thơ, nhân cách bà Hồ Xuân Hương - Ảnh: ĐẬU DUNG

"Cuộc đời, nhân cách và sự chìm nổi, truân chuyên của bà Hồ Xuân Hương có gì đó rất ăn với chèo", nghệ sĩ Thúy Mùi nói.

Với vở Hồ Xuân Hương nữ sĩ, các tác giả chọn hướng vừa truyền thống vừa hiện đại kể cuộc đời bà chúa thơ Nôm.

Theo lối cổ, diễn viên thường "moi gan móc ruột kêu trời", thiên về tình tiết, đào chính thường khóc lóc, sướt mướt chứ không đi sâu vào tâm lý nhân vật.

Tuy nhiên, vai Hồ Xuân Hương không như thế. Trong bà có cái yếu mềm, nhạy cảm nhưng có cả khí tiết mà nhiều nam nhi cũng không bằng.

Thùy Dương đã có một màn hóa thân khá thành công khi thể hiện được một Hồ Xuân Hương dí dỏm, đầy "sóng" ở trong lòng nhưng vẫn bạo liệt yêu, dám lên án thói hư tật xấu của quan lại lúc bấy giờ.

Dàn nhân vật chính lẫn phụ, thêm sự góp mặt của hệ thống nhân vật hóng hớt, thích buôn chuyện như bà cả, bà hai của ông Tổng Cóc, binh lính, dân làng..., vở chèo khai thác những mảng hài châm biếm đầy tính dân gian và lột tả tài hoa sắc bén của Hồ Xuân Hương.

Nghệ sĩ Thúy Mùi ví Hồ Xuân Hương như "chiếc quạt trắng trong chèo".

Dẫu không phải là màu phổ biến của chèo nhưng "tác giả lẫn đạo diễn đã khéo léo sử dụng câu thơ "thân em vừa trắng lại vừa tròn", trang phục, đạo cụ màu trắng được láy đi láy lại nhiều lần để khắc họa tính cách thơ, nhân cách của Hồ Xuân Hương", nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nói.

Diễn viên Thùy Dương vào vai nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Ảnh: ĐẬU DUNG

Diễn viên Thùy Dương vào vai nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Ảnh: ĐẬU DUNG

Tiếp tục "mở" di sản Hồ Xuân Hương

Trong vở chèo lần này, mỗi cảnh có khoảng 4-5 bài thơ của Hồ Xuân Hương.

Bên cạnh những bài phổ biến, tác giả - kịch bản Nguyễn Đức Minh, vốn là giảng viên đại học đến với chèo một cách tình cờ, đã đưa vào những bài thơ tình tứ và ít phổ biến của bà.

Hồ Xuân Hương làm nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, ngoài ra bà còn hay dùng điển tích, có những đoạn rất khó hiểu.

Để dịch thơ, chọn bài nào, tác giả phải đắn do rất nhiều. Có những bản dịch của các tiền bối đi trước, ông Minh cũng phải sửa lại một chút để gần gũi và dung dị hơn với giới trẻ.

Bên cạnh văn cổ mượt mà, phóng khoáng, tác giả đưa vào cả ngôn ngữ hiện đại để gây hài, chẳng hạn như câu "làm gì căng", khiến nghệ thuật dân gian có thêm sự tươi mát của đời sống hôm nay mà không bị nói là phá chèo.

Hồ Xuân Hương được biết đến với những bài thơ châm biếm, mạnh bạo nhưng bà còn có rất nhiều bài thơ tình hay.

Cách bà sáng tạo ngôn ngữ rất đặc biệt, khó thấy ở các tác giả khác. Trước một di sản độc đáo với nhiều ngổn ngang, bất ngờ lẫn bí mật, ông Đức Minh nói chân dung Hồ Xuân Hương tiếp tục "giục giã" khám phá qua nhiều lăng kính khác nhau.

Vở chèo dựng chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương, từ năm 29 tuổi - Ảnh: ĐẬU DUNG

Vở chèo dựng chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương, từ năm 29 tuổi - Ảnh: ĐẬU DUNG

Chèo là một loại hình nghệ thuật dân gian, thể hiện tự tình dân tộc, tự tình văn hóa Việt Nam.

Số phận đa đoan, trắc trở của danh sĩ nổi tiếng một thời, thông qua những bản dựng khác nhau, càng "nhuận sắc" hình ảnh nhân vật có một không hai của lịch sử. Xem xong, yêu thêm trí tuệ dân gian, yêu chèo.

Fan "bự" của Hồ Xuân Hương

Diễn viên Thùy Dương chia sẻ chị yêu thích thơ của bà chúa thơ Nôm từ hồi đi học nhưng vào vai bà là một chuyện khác.

"Đây là vai diễn mà bất cứ diễn viên nào cũng mong muốn dù khó nhất, áp lực nhất", Thùy Dương nói.

Để "ngấm" nhân vật, mỗi lần rời phòng tập về nhà, chị đọc và ghi âm lại thơ bà, rồi nghe đi nghe lại tới khi thuộc làu mới thôi. Thùy Dương bảo giờ càng ngưỡng mộ và thành fan "bự" của Hồ Xuân Hương.

Thi sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO kỷ niệmThi sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO kỷ niệm

TTO - Chiều 23-11, UNESCO đã thông qua danh sách 60 danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 - 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất, trong đó có tên hai thi sĩ Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu.

Xem thêm: mth.11832530103104202-yaht-auhc-iam-mit-am-ia-al-gnouh-naux-oh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hồ Xuân Hương là ai mà tìm mãi chưa thấy?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools