vĐồng tin tức tài chính 365

Xử lý xe hợp đồng trá hình, chặn thất thu thuế ra sao?: Không 'quản' được sẽ thất t

2024-01-31 09:23

Trả lời Thanh Niên về vấn nạn xe hợp đồng trá hình hoạt động bát nháo và việc ngăn chặn thất thu thuế của nhà nước, ông Nguyễn Hoàng Huy, Tổng giám đốc Bến xe Miền Đông mới (TP.HCM), cho biết hiện nay tình trạng xe khách bỏ bến, ra ngoài thuê mặt bằng để hoạt động diễn ra tràn lan.

Để đối phó với cơ quan chức năng, các nhà xe này đăng ký vận chuyển hành khách theo hình thức hợp đồng. Đây là một trong những hành vi có dấu hiệu trốn thuế, gây thất thu thuế cho nhà nước.

Sửa Nghị định 10, tăng nặng chế tài

Ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái (Cục Đường bộ VN), cho biết hiện dự thảo sửa đổi Nghị định 10 về kinh doanh vận tải đã trình Chính phủ. Về quản lý kinh doanh vận tải bằng công nghệ thông tin, thời gian qua Cục đã sử dụng thiết bị giám sát hành trình (GSHT) để giám sát quá trình hoạt động của xe kinh doanh vận tải. Đồng thời dùng phần mềm (quản lý bến xe, tuyến cố định, cấp phù hiệu, biển hiệu), triển khai lắp camera giám sát để theo dõi quá trình kinh doanh cũng như hoạt động của lái xe…

Xử lý xe hợp đồng trá hình, chặn thất thu thuế ra sao?: Không 'quản' được sẽ thất thu dài dài- Ảnh 1.

Từ năm 2019, Cục Đường bộ đã cung cấp tài khoản cho phía cảnh sát giao thông (CSGT) để truy cập dữ liệu GSHT, từ đó kịp thời tra cứu, xử lý các vi phạm. Cuối năm 2023, Cục cũng đã chuyển cho CSGT 63 tài khoản truy cập vào hệ dữ liệu GSHT để các phòng CSGT địa phương xử lý vi phạm. Tuy nhiên, ông Thống cho biết khó khăn nhất là việc phát hiện xe kinh doanh vận tải hợp đồng trá hình.

Bên cạnh đó, còn một số khó khăn như với các xe vận tải hợp đồng, theo quy định trước khi thực hiện chuyến phải gửi email vận chuyển về Sở GTVT, nhưng số lượng nhân sự tại các sở còn hạn chế, trong khi việc rà soát theo thủ công dẫn đến nhiều hạn chế. Việc phát hiện trùng điểm đi, điểm đến, trùng hành trình, nguyên nhân do cách rà soát chủ yếu theo phương thức thủ công.

Theo đề án được Bộ GTVT phê duyệt, Cục Đường bộ VN sẽ nâng cấp phần mềm để tự động rà soát hành trình trùng lặp, điểm đi, điểm đến giúp các Sở GTVT phát hiện vi phạm. Dự kiến, sẽ nâng cấp hệ thống GSHT, trong đó chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ quản lý và kết nối chia sẻ với công an, thuế, hải quan để cùng quản lý xe kinh doanh vận tải.

Cụ thể, Nghị định 10 sửa đổi theo hướng, để xác định điểm trùng lặp (điểm đón, trả khách - PV), thay vì quy định chung chung như hiện nay, dự thảo nghị định sẽ định lượng rõ số lần trùng lặp như không được đón, trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc là từ 10 ngày trở lên trong một tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện.

Bên cạnh đó, chế tài xử lý thu hồi phù hiệu cũng được sửa đổi theo hướng chặt chẽ, nghiêm khắc, đảm bảo tính kịp thời hơn. Quy định xe vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000 km trở lên mới bị thu hồi phù hiệu sẽ được sửa đổi thành vi phạm từ 3 lần trở lên trong một ngày sẽ bị thu hồi. Các Sở GTVT cũng sẽ không cấp lại phù hiệu, biển hiệu trong thời gian 30 ngày đối với doanh nghiệp (DN) tuân thủ, trường hợp không tuân thủ nộp lại phù hiệu thì sẽ kéo dài lên 60 ngày.

Dự thảo nghị định bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh khi trong một tháng có từ 30% trở lên số phương tiện bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu, khắc phục tình trạng có DN bị thu hồi nhiều phù hiệu nhưng vẫn hoạt động. Đồng thời, bổ sung quy định phương tiện sau 30 - 45 ngày mới được cấp lại phù hiệu, trong đó phương tiện đã bị thu hồi sẽ không được tham gia kinh doanh bất kỳ loại hình vận tải nào khác…

Theo ông Đỗ Công Thủy, Phó trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, việc sửa Nghị định 10 cũng theo hướng tăng nặng chế tài đối với các xe hợp đồng trá hình, vi phạm quy định. Tuy nhiên, nghị định sửa đổi liệu có chặn được xe hợp đồng trá hình hay không, theo ông Thủy, điều này còn phụ thuộc vào thực thi của các địa phương, kiểm soát, quản lý của Sở GTVT, các đơn vị tại địa phương ra sao. Bên cạnh đó, Nghị định 10 cũng chỉ quản lý về kinh doanh vận tải, việc chống thất thu thuế liên quan tới trách nhiệm các cơ quan thuế địa phương.

Cần phần mềm chỉ rõ sai phạm của phương tiện

Trong khi đó, từ góc độ địa phương, theo ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội), các quy định quản lý kinh doanh vận tải xe hợp đồng tương đối rõ, nhưng lại thiếu công cụ quản lý. Ví dụ việc xác định tỷ lệ điểm đầu, điểm cuối trùng lặp có vượt quá 30% tổng số chuyến trong tháng hay không, với các nhà xe có nhiều phương tiện, có thể dễ dàng đảo các xe để lách quy định khiến việc xác định khó khăn hơn.

Một thực tế là khi thực hiện chỉ đạo của Cục Đường bộ VN, Bộ GTVT, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu lực lượng thanh tra giao thông trích xuất dữ liệu giám sát hành trình và đối chiếu với hoạt động của DN nhưng vẫn gặp khó khi xác định các vi phạm. Vì vậy, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản báo cáo Cục Đường bộ VN, Bộ GTVT và đề xuất phải có phần mềm để chỉ ra các vi phạm của phương tiện, DN một cách rõ ràng, trên cơ sở đó, lực lượng thanh tra giao thông, CSGT sẽ căn cứ vào đó để xử lý.

Đặc biệt, quy định gửi hợp đồng, danh sách hành khách về Sở GTVT trước chuyến đi rất quan trọng. Song một ngày có hàng nghìn hợp đồng gửi về cũng khiến hệ thống mail của phòng quản lý vận tải bị quá tải, khi trích xuất thông tin gửi cho lực lượng thanh tra giao thông xử lý cũng khó khăn.

Cơ quan thuế nói gì?

Từ góc độ cơ quan quản lý thuế, theo bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), các xe kinh doanh vận tải (biển số màu vàng), cơ quan thuế đều nắm được theo dữ liệu cung cấp của Bộ GTVT. "Về cơ bản quản lý DN hay hộ kinh doanh, cơ quan thuế đều quản được đầu xe và thu theo hình thức khoán. Tuy nhiên, doanh thu của nhà xe kê khai sẽ không đảm bảo chính xác với thực tế", bà Lan cho biết.

Về câu chuyện xe hợp đồng trá hình né thuế, bà Lan cho rằng thuế với tuyến cố định hay xe hợp đồng cũng đều quản lý khoán hoặc theo tuyến do DN kê khai, việc thu này áp với cả xe vào bến hay không vào bến. Song về góc độ vận tải, xe hợp đồng trá hình không vào bến xe sẽ né được các loại phí do bến xe thu.

Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết việc thu thuế hiện rất thuận lợi thông qua việc phát hành hóa đơn điện tử, có thể phát hành ngay trên taxi, hoặc ngay trên xe khách thông qua nhiều hình thức, nhưng câu chuyện là khách hàng cũng phải lấy hóa đơn, việc đó sẽ giúp minh bạch trong việc quản lý doanh thu để thu thuế.

Phải vào bến bãi, xuất hóa đơn điện tử mới "quản" được thuế ?

Trả lời Thanh Niên, đại diện một Sở GTVT cho biết nhiều xe hợp đồng đón khách lẻ tại các bến cóc tự lập, lách luật, gây mất trật tự và trốn thuế.

Trong 240.000 xe hợp đồng hiện nay có gần 1/2 xe như Grab tương tự taxi, phần là xe chở công nhân, học sinh…, còn lại chính là xe hợp đồng trá hình. "Phải phân rõ xe hợp đồng như thế nào, ai lách luật để xử lý đúng đối tượng xe hợp đồng trá hình. Những xe trá hình hiện nay gom khách lẻ, không ai quản lý được nên thất thu thuế. Nếu vào bến xe, xuất hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giấy, thì cơ quan quản lý mới quản được. Nói cách khác, để thu thuế được phải quản lý xe tại bến bãi, các nhà xe phải phát hành hóa đơn điện tử, thông tin trước chuyến đi phải chuẩn (số lượng khách, giá vé) gửi về Sở GTVT và cục thuế và nộp thuế đúng quy định", vị này nói.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, một phần nguyên nhân khiến xe hợp đồng trá hình hoạt động như xe khách tuyến cố định gia tăng nhanh do quản lý xe tuyến cố định quá chặt chẽ còn xe hợp đồng lại lỏng lẻo. Cục Đường bộ VN cần sớm cải tiến phần mềm dữ liệu giám sát hành trình, camera gắn trên xe khách để tăng hiệu quả sử dụng dữ liệu, phục vụ quản lý, xử lý vi phạm, đặc biệt với xe hợp đồng.

Xem thêm: mth.935919412031042581-iad-iad-uht-taht-es-coud-nauq-gnohk-oas-ar-euht-uht-taht-nahc-hnih-art-gnod-poh-ex-yl-ux/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xử lý xe hợp đồng trá hình, chặn thất thu thuế ra sao?: Không 'quản' được sẽ thất t”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools