Hệ thống cảng biển phát triển không những góp phần giảm chi phí logictics, mà còn đưa Việt Nam vươn ra thế giới. Với lợi thế bờ biển nước sâu và hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, đã tạo đà cho các cảng biển có lợi nhuận ngay trong thời điểm thế giới lao đao vì dịch bệnh.
Nếu như trong 9 tháng đầu năm, sản lượng hàng hóa qua cảng Quy Nhơn mới đạt 8,4 triệu tấn, thì chỉ 3 tháng sau, khi kết thúc năm 2020, cảng này đã cán đích 11 triệu tấn hàng hóa qua cảng.
Với nhiều lợi thế về nước sâu, cảng Quy Nhơn đã trở thành mắt xích quan trọng cho khu vực Nam Trung Bộ, đáp ứng năng lực đón các tầu lớn để chuyển tải thẳng sang các quốc gia châu Âu; đồng thời nối liền thông thương với với các quốc gia láng giềng lân cận.
Hiện Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có hệ thống cảng biển tương đối phát triển. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Hiện Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có hệ thống cảng biển tương đối phát triển. Nhiều cảng đã đón được tàu hàng hơn 200.000 tấn. Năm nay, tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng hàng hóa qua các cảng biển vẫn vượt tổng công suất thiết kế 550 triệu tấn/năm.
Hiện Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục lấy ý kiến về quy hoạch cảng biển. Với nhưng cảng đã đầu tư, tiếp tục nâng cấp. Còn với những dự án cảng mới, phải đáp ứng cả 2 tiêu chỉ hiện đại và thân thiện với môi trường, đồng thời kết nối có hiệu quả với hệ thống giao thông khác.
VTV.vn - Cảng biển là khu vực có lưu lượng tàu thuyền nước ngoài ra vào cao nhất cả nước. Thành phố nhận định nguy cơ dịch bệnh COVID-19 xâm nhập lớn nhất là từ người nhập cảnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.34963918113210202-neib-gnac-gnoht-eh-ohc-neirt-tahp-aid-ud-ueihn-noc/et-hnik/nv.vtv