vĐồng tin tức tài chính 365

Tính chuyện 'dán nhãn' đào trồng

2021-01-02 09:40
Tính chuyện dán nhãn đào trồng - Ảnh 1.

Ông Đặng Văn Mình (xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La) lo lắng khó bán được những cành đào trồng trên nương - Ảnh: VŨ TUẤN

Nhiều người dân ở Mộc Châu, Vân Hồ (tỉnh Sơn La) đã đến UBND xã để xin chứng thực cho vườn đào "rừng" của gia đình. Các thương lái đã đến đặt cọc mua đào tại vườn cũng yêu cầu chủ vườn phải xin chính quyền xác nhận đào được trồng trên núi chứ không phải đào rừng tự nhiên.

Đào trồng trên nương

Xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được cánh buôn đào đánh giá là một trong những nơi có nhiều đào cổ thụ đẹp nhất miền Bắc. Đào ở đây thân to xù xì, nhiều rêu mốc, cành khẳng khiu, hoa nở dày, tươi lâu. 

Anh Đỗ Văn Bảy (xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), người chuyên "săn" đào độc lạ, cho hay bốn năm trước, khi đến Xín Chải anh bị choáng ngợp bởi vùng đất này có rất nhiều cây đào đẹp. Những cây đào cổ thụ ở đây có giá rất cao, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi cây. Người dân nơi đây trồng đào từ hàng chục năm trước và cũng không trồng thành vườn mà trồng trên nương, toàn đá.

Tập quán canh tác của người Mông ở đây là làm nương một vài năm, đất bạc màu thì họ sẽ bỏ hoang vài năm để đất "hồi" rồi quay lại làm nương tiếp. Những năm bỏ nương, cây cối, dây leo phủ lấy cây đào khiến cành đào bị uốn thành nhiều thế, rêu mốc mọc ngay trên thân khiến cây đào ở đây có hình dáng rất độc, lạ. 

"Có những nơi người dân lấn đất rừng làm nương, trồng đào, rồi lại bỏ đi một thời gian như thế. Tôi đi khắp nơi có đào như Tà Xùa, Mường La, Tủa Chùa... chưa thấy nơi nào có đào tự nhiên, nguồn gốc đều do người dân trồng" - anh Bảy khẳng định.

Tay "săn" đào có tiếng này cũng ngậm ngùi tiếc nuối vì đào ở Tủa Chùa năm nay gần như không còn. Những cây còn "sống sót" là những cây ở nương rất xa trên núi hoặc những năm trước nở hoa không đúng dịp tết. 

"Đào bị khai thác quá mức, gần tết năm ngoái mỗi ngày có hàng trăm người từ Lai Châu sang Tủa Chùa mua đào. Ở Điện Biên cũng vào hơn chục người nữa. Họ lùng hết các đỉnh núi, bờ nương, khe đá và mua hết, không cần biết xấu đẹp. Dân ở Tủa Chùa cũng biết trồng lại đào rồi, nhưng phải chục năm nữa mới có đào đẹp" - anh Bảy nói.

Cây đào cho thu nhập cao

Vùng đào được giới buôn đào coi như "vựa" là các xã Tà Xùa, Háng Đồng, Xím Vàng... của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ước tính ở Bắc Yên có gần 1.000ha đào. Ông Vương Hồng Hải, trưởng Phòng lao động - thương binh và xã hội huyện Bắc Yên, cho hay khi còn làm bí thư Đảng ủy xã Háng Đồng, ông cùng cán bộ xã vận động bà con trồng đào để tăng thu nhập. 

Cây đào được trồng ở trên nương của bà con có từ hàng chục năm trước, có giá trị cao. Nhiều hộ đã trồng thành vườn để bán cành như người dân ở Mộc Châu, Vân Hồ. "Tôi đi rừng rất nhiều, thỉnh thoảng có gặp cây đào trong rừng nhưng rất ít. Đào bà con bán vào dịp tết là đào trồng ở ven nương hoặc gần nhà" - ông Hải nói.

Anh Bàn Văn Minh (thôn Phiêng Đón, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La) cho hay người dân ở Tân Lập chuyển từ trồng đào lấy quả sang trồng đào lấy cành từ hơn chục năm trước. Cứ mảnh nương nào dốc, không trồng được cây khác thì người dân trồng đào. Riêng nhà anh có khoảng 1.000 gốc đào trồng gối vụ ở 4 mảnh nương khác nhau, nơi xa nhất cách bản hơn chục cây số, trên núi. Nếu chăm sóc tốt, cây đào trồng 3 năm bán được cả cành, cả gốc. 

Anh Minh cho biết: "Ở vùng này không có đào rừng. Loại đào mà người ta mang về xuôi bán thực chất là đào trồng trên nương. Các cây đào cổ thụ cũng được trồng ở ven nương, làm đường biên hoặc lấy quả. Nếu có người mua, được giá thì dân chặt bán".

Ông Vàng A Thào - chủ tịch UBND xã Tân Lập - cho hay toàn xã có hơn 100ha đào. Đây là diện tích đào trồng tập trung, còn những cây đào trồng phân tán chưa kiểm đếm được. Ngoài trồng tập trung, người dân Tân Lập còn trồng xen canh trong vườn mận, vườn hồng hoặc trồng ở những nơi đất dốc, cằn cỗi. 

Theo ông Thào, cây đào trồng lấy cành cho hiệu quả kinh tế cao tương đương với cây mận, vốn là cây trồng chủ lực ở vùng này. Mỗi gốc đào từ 4 đến 5 tuổi có giá từ 300.000 - 700.000 đồng. Mỗi năm, vào dịp tết, nhiều hộ gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng từ bán đào.

Ông Thào rất bất ngờ khi nhiều người dân trong xã đến UBND xã để xin giấy xác nhận gia đình trồng đào để bán. Vào dịp này, các thương lái đã rục rịch đến tận các vườn đào để đặt mua. Ông Thào khẳng định ở vùng này không có đào rừng, tuy nhiên ông cũng lúng túng chưa xác nhận được cho người dân vì chưa có căn cứ vào văn bản cụ thể nào.

Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Châu, toàn huyện có khoảng 267ha đào. Trong đó chỉ có 20% diện tích cây đào trồng lấy quả, 80% còn lại là trồng để... chặt cành chơi tết. Số đào trồng lấy quả khi hết thời gian khai thác quả người dân cũng chặt để bán dịp tết. 

Mộc Châu, Vân Hồ là điểm tập kết bán đào "rừng" nhiều nhất khu vực Tây Bắc. Một phần các "vựa" đào từ Điện Biên, Tà Xùa chuyển về. Vài năm gần đây, người dân còn sang cả Lào để nhập đào về bán cho khách dưới xuôi. Tình hình dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp, nguồn đào từ Lào không nhập được, các tay săn đào đã đến tận vườn để đặt cọc cho vụ tết sắp tới.

Tỉnh sốt ruột chờ chỉ đạo

Ông Trần Dũng Tiến - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La - cho hay lãnh đạo sở đã chỉ đạo các địa phương thống kê diện tích đào để có phương án xác nhận đào trồng hay đào khai thác trong tự nhiên.

"Tôi đã liên hệ với Tổng cục Lâm nghiệp thì các anh ấy nói đang dự thảo và chờ ý kiến của Văn phòng Chính phủ. Chúng tôi vẫn phải chờ ý kiến chỉ đạo của trung ương. Đây là việc quan trọng nên phải có lộ trình để tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh" - ông Tiến nói.

Đào từ vùng cao né chỉ thị Thủ tướng, ồ ạt chạy về Hải PhòngĐào từ vùng cao né chỉ thị Thủ tướng, ồ ạt chạy về Hải Phòng

TTO - Những ngày gần đây, nhiều thương lái tại TP Hải Phòng đã lên các tỉnh vùng cao gom gốc đào về bán cho các nhà vườn. Nhiều gốc đào 'cổ thụ' có giá hàng triệu đồng.

Xem thêm: mth.99505812210101202-gnort-oad-nahn-nad-neyuhc-hnit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tính chuyện 'dán nhãn' đào trồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools