Một quân nhân Nga tiêm ngừa COVID-19 tại thành phố Rostov-On-Don, Nga - Ảnh: REUTERS
Theo thống kê của Hãng tin Reuters, Mỹ đã ghi nhận 20.056.302 ca COVID-19 cùng 347.950 trường hợp tử vong. Trong khi đó, các nước Ấn Độ có 10.305.788 ca nhiễm và 149.218 trường hợp tử vong. Brazil có 7.700.578 ca nhiễm và 195.411 trường hợp tử vong. Nga có 3.212.637 ca nhiễm và 58.002 trường hợp tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (USCDC), Mỹ đã thực hiện tiêm chủng 4.225.756 liều vắc xin COVID-19 đầu tiên và đã phân phối 13.071.925 liều.
Hai con số trên là số liệu tổng hợp cho cả vắc xin của Moderna và Pfizer/BioNTech, tính tới 21h ngày 2-1 theo giờ Việt Nam.
Theo cập nhật hôm 30-12, USCDC đã phân phối hơn 12 triệu liều và thực hiện tiêm chủng gần 2,8 triệu liều vắc xin COVID019.
Các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn tại Mỹ đã nhận tổng cộng 2.217.025 liều vắc xin. 282.740 người tại các cơ sở này đã tiêm mũi đầu tiên.
Ở một diễn biến khác, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) ngày 2-1 tuyên bố nước này đã sẵn sàng để thử nghiệm lâm sàng vắc xin hỗn hợp tại Ukraine. Vắc xin này là sự kết hợp giữa Sputnik V của Nga và AstraZeneca của ĐH Oxford (Anh).
RDIF là tổ chức chịu trách nhiệm quảng bá vắc xin Sputnik V ra thế giới. Tổ chức này từng cho biết đã tổ chức thử nghiệm đối với sự kết hợp trên hồi tháng 12, để xem liệu điều này có thể nâng cao hiệu quả vắc xin của AstraZeneca hay không.
Vắc xin được xem là yếu tố quan trọng để giúp thế giới khôi phục nền kinh tế cũng như cuộc sống bình thường như trước đại dịch. Nhiều quốc gia hiện phải tiếp tục siết chặt các lệnh phong tỏa và giới hạn để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, sau nhiều lo ngại về sự xuất hiện của một biến thể virus mới đến từ Anh.
TTO - Các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại 3 bệnh viện lớn của Anh đã 'chật ních' trong đêm giao thừa với nhiều ca thở máy nguy kịch. Giữa lúc đó, thông tin bệnh viện dã chiến 3.000 giường ở London biến mất khiến nhiều người tức giận.